Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình là một trong những ngành nhận được sự quan tâm và yêu thích của giới trẻ hiện nay. Ngành học này được xem là thử thách mới mẻ dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích để giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân.
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình là gì?
Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình là người hóa thân vào các nhân vật và thể hiện các nhân vật trong phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Họ dùng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng vẻ, nét mặt để biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản được viết sẵn thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm đảm bảo tính chân thực trong biểu diễn. Ngoài ra, sinh viên cũng được tiếp cận kịch bản văn học và các nhân vật kịch từ các vở kịch ở Việt Nam hiện đại, kịch về các đề tài lịch sử, văn hóa.
Các khối thi vào ngành Diễn viên, kịch, điện ảnh, truyền hình là gì?
Vì đây là một ngành học khá mới mẻ ở nước ta cho nên khối thi vào ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình cũng ít hơn so với các ngành học khác. Ngành học này thiên về năng khiếu cá nhân nên các trường đào tạo ngành này thường xét tuyển các môn văn hóa (Toán, Ngữ văn) kết hợp với môn thi năng khiếu. Để theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài lựa chọn về khối thi như sau:
- Khối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
- Khối S00 (Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2)
- Khối S01 (Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2)
Điểm chuẩn vào ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình như thế nào?
Điểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển từng trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 14 – 26 điểm. Mặt khác, một vài trường còn tuyển sinh theo phương thức xét học bạ THPT với mức điểm chuẩn là 24. Bên cạnh đó, các trường còn đưa ra tiêu chí phụ như:
- Điểm năng khiếu > 7
Các trường đại học nào đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình?
Hiện nay, trên cả nước có rất ít trường đại học đưa lĩnh vực học này vào chương trình đào tạo chính thức. Tuy nhiên, quý bậc phụ huynh cũng như các bạn sĩ tử có thể tham khảo một vài trường dưới đây:
- Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. HCM
- Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Văn Lang
- Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
Các chuyên ngành nào thuộc Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình?
Để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của lĩnh vực này bao gồm:
- Diễn viên kịch: là một nghề biểu diễn trên sân khấu, thể hiện khả năng diễn xuất, biểu cảm và lời thoại của mình vào nhân vật vào từng nhân vật trong vở kịch.
- Diễn viên điện ảnh: đảm nhận những vai diễn trong các bộ phim, tìm hiểu kịch bản, nghiên cứu và diễn xuất, thể hiện đúng tính cách, con người thật của nhân vật trong phim.
- Diễn viên lồng tiếng: là người tái hiện lại các lời thoại trong phim. Diễn viên lồng tiếng phải đảm bảo được yêu cầu: lồng tiếng phải khớp với khẩu hình miệng và lời thoại trong phim.
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
Để học tập và thành công trong ngành, bạn có thể tham khảo những tố chất sau:
- Có khả năng trình diễn, biểu diễn
- Thoải mái và tự tin khi đứng trước đám đông
- Giàu cảm xúc và khả năng đồng cảm
- Thích thể hiện bản thân thông qua bộ môn nghệ thuật
- Khả năng tưởng tượng phong phú và thể hiện cảm xúc tốt
- Chịu được áp lực cao, vất vả trong công việc
- Có niềm đam mê với nghề, chỉ có đam mê mới giúp bạn theo đuổi và gắn bó lâu dài với nghề
Cơ hội việc làm của ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Làm công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn, đạo diễn phim điện ảnh – truyền hình tại các đài truyền hình, hãng sản xuất phim
- Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình
- Tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa, văn nghệ tại các cơ quan, công ty
- Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng
Mức lương của ngành này là bao nhiêu?
Những người diễn viên thường có thu nhập khá cao nếu như họ có khả năng diễn xuất và sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đồng thời mức lương của bạn cũng phụ thuộc vào doanh thu mà bộ phim đó mang lại. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng rằng: thu nhập của nghề diễn viên khá bấp bênh, không ổn định trước khi bạn có một sự nổi tiếng nhất định, được nhiều đạo diễn chú ý tới. Điều này có nghĩa rằng sẽ có rất nhiều khó khăn, vất vả khi bước chân vào nghề.
Kết luận
Hiện nay, ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
ở VN có trường nào đào tạo không ạ?
chỉ tuyển những người có năng khiếu diễn viên thôi ạ?
Ngành này mới ở vn không ạ?
Mức lương của ngành này cụ thể là bao nhiêu ạ?
Sau khi ra trường có thể làm những vị trí nào ạ?
Ngoài khối N05 thì còn khối nào đào tạo diễn viên k ạ?