Ngành Biên đạo múa là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Bạn là một người đam mê nghệ thuật, yêu thích sự sáng tạo và dàn dựng các tiết mục sân khấu? Ngành Biên đạo múa là một sự lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Vậy các khối thi và điều kiện tuyển sinh của ngành này là gì? Triển vọng nghề nghiệp như thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc này nhé!

Ngành Biên đạo múa là gì?

Biên đạo múa là một ngành học nghệ thuật mà trong đó họ thể hiện những động tác uyển chuyển của cơ thể trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Ngành này chuyên đào tạo những nhà biên đạo múa cho các diễn viên múa. Người biên đạo múa là người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác, các tiết mục và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Một Biên đạo múa chuyên nghiệp là người tinh ý phát hiện ra các vấn đề, lỗi kỹ thuật cũng như tình hình diễn xuất của các diễn viên múa.

Ngành Biên đạo múa
Ngành Biên đạo múa là gì?

Nhiệm vụ của các Biên đạo múa đó là:

  • Sáng tác, chỉnh sửa, sáng tạo những điệu múa mới, các động tác, kỹ năng mới để tạo ra các vũ điệu hoàn chỉnh.
  • Làm mẫu, hướng dẫn tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ, giúp các vũ công có thể truyền tải hết tinh thần của tiết mục.
  • Dàn dựng các tiết mục sân khấu, truyền hình, hoặc các màn trình diễn, các buổi diễn thời trang hoặc các sự kiện lớn nhỏ khác.

Các khối thi vào ngành Biên đạo múa là gì?

Nếu bạn có nguyện vọng muốn theo đuổi ngành Biên đạo múa. Bạn có thể đăng ký xét tuyển các khối thi sau:

  • Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
  • Khối S01: Toán học, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
  • Khối N03: Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo

Các tiêu chuẩn riêng của ngành học đối với các thí sinh như sau:

  • Tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc Cao đẳng nghệ thuật múa
  • Có sức khỏe tốt để học tập
  • Ngoại hình ưa nhìn, Nam cao 1m65, nữ cao 1m55
  • Không có khuyết tật về cơ thể

Điểm chuẩn ngành Biên đạo múa là bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển ngành học này của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 18 – 22 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh và số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển của mỗi trường.

Các trường nào đào tạo ngành học này?

Ngành Biên đạo múa là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Do đó, hiện nay chỉ có những trường đại học thuộc lĩnh vực này tuyển sinh và đào tạo. Cụ thể đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội

Liệu bạn có phù hợp với ngành Biên đạo múa?

Để thành công và phát triển trong bất cứ ngành nghề nào thì chỉ có kiến thức là không đủ. Nó chỉ như là nền tảng để cho quá trình học tập của bạn tốt hơn, tiếp thu tốt hơn. Do đó, đến với ngành Biên đạo múa ngoài tài năng và năng khiếu bẩm sinh thì bạn cần có những tố chất sau:

Ngành Biên đạo múa
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Yêu âm nhạc, yêu thích múa, tâm huyết với nghề
  • Chăm chỉ, luôn cố gắng học hỏi, đổi mới tư duy sáng tạo
  • Có kỹ năng múa, hình thể dẻo dai, linh hoạt
  • Có năng lực cảm thụ âm nhạc và hình ảnh để phối hợp nhịp nhàng
  • Có khả năng tưởng tượng, sáng tạo
  • Làm việc nhóm tốt hoặc độc lập khi biểu diễn trên sân khấu
  • Luôn tìm tòi và học thêm nhiều nguồn kiến thức, vốn sống phục vụ trong quá trình sáng tạo
  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong hoạt động diễn xuất
  • Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực trong việc
  • Tư duy nghệ thuật, sắp xếp tốt

Cơ hội việc làm trong ngành Biên đạo múa như thế nào?

Sau khi theo học ngành Biên đạo múa, các bạn có thể làm việc tại những vị trí như sau:

  • Là người sáng tác và chỉnh sửa những động tác, tạo nên những bước nhảy mới để có thể có được những vũ điệu hoàn chỉnh.
  • Phối hợp với các vũ công để định hướng họ trong quá trình làm việc, làm mẫu giúp họ hiểu được các động tác cũng như tinh thần của tiết mục.
  • Xây dựng những tiết mục sân khấu điện ảnh, truyền hình, những buổi sự kiện lớn nhỏ.
  • Tham gia hướng dẫn các diễn viên, nghệ sĩ với mục đích đóng phim hoặc các chương trình giải trí.
Ngành Biên đạo múa
Ngành Biên đạo múa và cơ hội việc làm

Với những vị trí trên, bạn có thể làm việc tại một số nơi làm việc như sau:

  • Các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp
  • Các sự kiện, lễ hội
  • Trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa nghệ thuật
  • Trường đào tạo giáo dục có chuyên ngành múa
  • Các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Mức lương dành cho người làm ngành Biên đạo múa là bao nhiêu?

Ngày nay, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe đời sống tinh thần của bản thân. Múa được xem là một loại hình nghệ thuật giúp giải phóng cơ thể, làm cho con người khỏe khoắn, vui vẻ. Thông qua từng điệu múa mà người biểu diễn truyền tải một thông điệp tinh thần đến với những người thưởng thức. Vì thế, Biên đạo múa luôn được mọi người đón nhận cùng với tiềm năng phát triển lớn với một mức thu nhập ổn định. Mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cũng như môi trường làm việc. Nhìn chung một nhà biên đạo múa sẽ nhận được mức lương cụ thể như sau:

  • Đối với sinh viên ra trường hoặc có ít kinh nghiệm thì trung bình mức thù lao khoảng 3 triệu đồng/bài.
  • Đối với một nhà biên đạo có nhiều kinh nghiệm, mức lương của họ khoảng 10 triệu đồng/bài.
  • Bên cạnh đó, đối với những nhà biên đạo có tên tuổi và chỗ đứng nhất định trong ngành thì một bài thường có giá đến vài chục triệu đồng.  

Chương trình học của sinh viên Ngành Biên đạo múa

Bên cạnh các môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thường khung chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa được tổ chức như sau:
  • Năm thứ nhất: Sinh viên được học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Bên cạnh đó là kĩ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu được kết cấu múa cổ điển châu Âu. Ngoài ra, còn trang bị kiến thức về phân tích tác phẩm âm nhạc, văn học Việt Nam.
  • Năm thứ 2: Học về nghệ thuật biên đạo múa cùng phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại. Qua đó, biết được kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại. Bổ sung thêm kiến thức về văn học thế giới.
  • Năm thứ 3: Các bạn tiếp cận chuyên sâu nghệ thuật biên đạo múa, phân tích tác phẩm múa. Ngoài ra là kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu cũng được đào tạo tại trường.
  • Năm thứ 4: Năm cuối sẽ chuyên về thực hành nghệ thuật biên đạo múa. Song song đó là tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu. Sinh viên còn có cơ hội thực tập tại các đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp nhằm hoàn thành bài tốt nghiệp của mình.

Kết luận

Biên đạo múa là một ngành học khá vất vả, phải trải qua quá trình khổ luyện lâu dài mới trở thành một nhà biên đạo múa chuyên nghiệp. Nhưng với việc trở thành một biên đạo múa, bạn sẽ được học tập và làm việc trong môi trường nghệ thuật năng động, trẻ trung, sáng tạo và khá là tự do. Vậy bạn có niềm hứng thú với ngành học nghệ thuật này hay không? Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại những hiểu biết hữu ích cho các bạn nhất là các bạn có năng khiếu và mong muốn theo đuổi nghệ thuật.

Đánh giá bài viết
    • Lan đã trả lời:

      Biên đạo múa là một ngành học nghệ thuật mà trong đó họ thể hiện những động tác uyển chuyển của cơ thể trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Ngành này chuyên đào tạo những nhà biên đạo múa cho các diễn viên múa. Người biên đạo múa là người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác, các tiết mục và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Một Biên đạo múa chuyên nghiệp là người tinh ý phát hiện ra các vấn đề, lỗi kỹ thuật cũng như tình hình diễn xuất của các diễn viên múa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *