Bạn thực sự ấn tượng với các cảnh phim hoành tráng trên màn ảnh nhỏ? Bạn ước mơ được tạo nên không gian sân khấu lung linh, huyền ảo hay tạo ra những bộ trang phục rực rỡ cho các diễn viên? Bạn yêu thích và có năng khiếu về mỹ thuật, đồ họa máy tính? Bạn muốn theo đuổi đam mê này và phát huy hết những tố chất vốn có của mình? Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh sẽ là nơi để chắp cánh cho ước mơ của bạn được thực hiện. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu ngành này qua bài viết dưới đây.
Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là gì?
Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh đào tạo các họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn sân khấu, điện ảnh từ hình ảnh, ánh sáng, phông đèn cho đến trang phục biểu diễn. Người làm trong ngành này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế cũng như giám sát mọi hoạt động của chương trình, phối hợp với những người chịu trách nhiệm về đạo cụ, trang phục nhằm đảm bảo chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch.
Ngành này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh để ứng dụng tốt vào công việc sau này. Ngoài ra, người học còn được cung cấp các kiến thức về hội họa, điêu khắc, nội thất, thiết kế công nghiệp. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có kỹ năng về mỹ thuật và nghệ thuật thiết kế sân khấu, điện ảnh, khả năng sáng tạo, tư duy khoa học, tư duy logic, linh hoạt, tạo hiệu quả cao trong công việc.
Các khối thi vào ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là gì?
Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là một ngành đặc thù, đòi hỏi năng khiếu của người học. Vì thế, ngành này chỉ xét tuyển khối thi sau đây:
- Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2
Điểm chuẩn ngành Thiết kế mỹ sân khấu, điện ảnh là bao nhiêu?
Năm 2020, tùy theo chuyên ngành thì điểm trúng tuyển rơi vào khoảng từ 18,6 – 20,9 điểm.
Tuy nhiên, để trúng tuyển vào ngành học này, người học phải vượt qua vòng sơ tuyển và chung tuyển theo yêu cầu của ngành. Cụ thể là:
Vòng Sơ tuyển:
- Thí sinh nộp bài hình họa cùng với hồ sơ để xét tuyển (bài vẽ tượng chân dung bằng chì – trên giấy 40cm x 60cm).
Vòng Chung tuyển:
- Môn 1: Vẽ hình họa: Mẫu tượng chân dung thạch cao, chất liệu chì, trên giấy 40cm x 60cm.
- Môn 2: Vẽ màu trang trí cơ bản: Dùng họa tiết hoa văn (lá, hoa, động vật…) để trang trí vào một trong các hình cơ bản – theo đề thi. Chất liệu vẽ: màu tự do.
- Môn 3: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn từ kỳ thi THPTQG. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD – ĐT trở lên.
Riêng chuyên ngành Nghệ thuật hóa trang sẽ có những thể thức thi tuyển và môn thi như sau:
Vòng Sơ tuyển:
- Thí sinh nộp 2 ảnh chân dung màu để xét tuyển: 1 ảnh mộc, 1 ảnh sau khi đã được trang điểm (Kích thước ảnh 18cm x 24cm).
Vòng Chung tuyển:
- Môn 1: Vẽ tạo hình hoá trang trên giấy A4 có in sẵn hình mặt người – Chất liệu vẽ: Màu tự do.
- Môn 2: Vấn đáp về tư duy Nghệ thuật hóa trang (trả lời theo câu hỏi bốc thăm).
- Môn 3: Nộp học bạ (bản photo công chứng) để xét tuyển điểm tổng kết lớp 12 môn Ngữ Văn (điểm trung bình từ 5.0 trở lên).
Trường nào đào tạo ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh?
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành này. Nếu các bạn có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực này có thể đăng ký thi tuyển vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
Các chuyên ngành thuộc ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là gì?
Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu
Chuyên ngành chuyên đào tạo các họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn sân khấu. Chương trình học thường nghiên cứu về các mảng như bối cảnh, trang phục, đạo cụ và quảng cáo.
Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh
Ngành này cung cấp kiến thức thiết kế mỹ thuật về bối cảnh, trang phục, đạo cụ, quảng cáo cho các chương trình điện ảnh và truyền hình.
Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật phim hoạt hình
Người học sẽ được trang bị phương pháp thiết kế mỹ thuật về tạo hình nhân vật, phông nền, quảng cáo phim hoạt hình.
Chuyên ngành Thiết kế trang phục nghệ thuật
Ngành này trang bị kiến thức về thiết kế trang phục cho diễn viên biểu diễn nghệ thuật, phim truyền hình. Ngoài ra, người học còn được đào tạo về kiến thức thiết kế thời trang chuyên nghiệp.
Chuyên ngành Thiết kế Đồ họa kỹ xảo
Chuyên ngành này nghiên cứu về đồ họa động, nghệ thuật số và tương tác theo định hướng kỹ thuật số. Từ đó, tạo nên kỹ xảo đẹp mắt cho những màn trình diễn, những thước phim điện ảnh, truyền hình.
Chuyên ngành Nghệ thuật Hóa trang
Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về hình họa, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh?
Ngoài kiến thức chuyên môn thì các tố chất cũng là một yếu tố quan trọng để biết mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không. Tố chất và kỹ năng như một yếu tố nền tảng, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Vì vậy, với một ngành nghệ thuật như Thiết kế điện ảnh, truyền hình thì nó đòi hỏi người học những tố chất nhất định như sau:
- Có những kỹ năng làm việc với những bản vẽ phác thảo, bản vẽ chi tiết hoặc kiểu mẫu.
- Có kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề nhanh nhạy.
- Có khả năng sáng tạo mang tính đột phá.
- Luôn luôn chủ động học hỏi, khám phá để đưa ra được những ý tưởng mới mẻ nhất.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức, quản lý và điều hướng công việc theo đúng tiến độ.
- Có khả năng phân tích vấn đề và những yêu cầu với sản phẩm thiết kế.
Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí như:
- Tham gia thiết kế mỹ thuật thuộc lĩnh vực sân khấu biểu diễn, chương trình truyền hình.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật.
- Tham gia công tác giảng dạy ở các trường nghệ thuật trong cả nước.
- Làm việc tại các hãng sản xuất phim thuộc tư nhân hoặc nhà nước.
- Thiết kế các chương trình sự kiện.
Mức lương dành cho người làm việc trong ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là bao nhiêu?
- Mức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm sẽ nhận được mức thu nhập khoảng 300 USD/tháng.
- Mức lương ở vị trí điều hành sẽ vào khoảng 800 USD/tháng trở lên.
Sinh viên được học kiến thức gì khi thi vào Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh?
- Năm thứ nhất: Sinh viên được trang bị những môn nền tảng để phục vụ cho quá trình sáng tạo. Cụ thể là: hình họa, Hội Họa, trang trí chuyên ngành, giải phẫu tạo hình,… Bên cạnh đó, sinh viên cũng dần được làm quen với các môn chuyên ngành tùy theo lựa chọn của mình và khung chương trình của từng trường
- Năm thứ 2: rèn luyện các môn chuyên ngành căn bản, kỹ năng sử dụng máy tính cho công việc và học tập qua các bài giảng của giảng viên. Đồng thời sẽ được hướng dẫn thực hành ngoài thực tế nhằm giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan về nghề
- Năm thứ 3: Tập trung các môn chuyên ngành nâng cao như tiếp cận các phương pháp sáng tạo, lý luận, phân tích tác phẩm,…
- Năm cuối: Tổng hợp các kiến thức và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Kết luận
Ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh, truyền hình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế mỹ thuật và các ngành liên quan. Từ đó, người học sẽ có được sự chuẩn bị kỹ càng phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu của công việc sau này. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành học này. Chúc bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (SKDA) mới nhất
điểm chuẩn như thế nào ạ?
Năm 2020, tùy theo chuyên ngành thì điểm trúng tuyển rơi vào khoảng từ 18,6 – 20,9 điểm.
Năm 2020, tùy theo chuyên ngành thì điểm trúng tuyển rơi vào khoảng từ 18,6 – 20,9 điểm bạn nha
cơ hội việc làm nhiều không ạ?
– Tham gia thiết kế mỹ thuật thuộc lĩnh vực sân khấu biểu diễn, chương trình truyền hình.
– Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật.
– Tham gia công tác giảng dạy ở các trường nghệ thuật trong cả nước.
– Làm việc tại các hãng sản xuất phim thuộc tư nhân hoặc nhà nước.
– Thiết kế các chương trình sự kiện.