Ngành Sư phạm Âm nhạc là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành sư phạm Âm nhạc

Âm nhạc luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta và ta chẳng thể nào tưởng tượng ra thế giới sẽ như thế nào nếu thiếu đi nó. Chính vì thế, hiện nay ngành Sư phạm Âm nhạc đang được rất nhiều sự quan tâm đến từ các bạn trẻ có năng khiếu và đam mê với Âm nhạc. Tuy là một ngành thuộc Sư phạm liên quan đến giảng dạy là chính nhưng ngành này cũng cung cấp rất nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng khác ngoài dạy học. Vậy ngành SPAN là gì? Bạn có đang sở hữu những tố chất thuộc ngành này không? Hãy cùng bài viết sau đây giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin cơ bản khác về ngành học này nhé.

Ngành Sư phạm Âm nhạc là học gì?

Ngành Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa SPAN của các trường nghệ thuật và văn hóa – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

Ngành sư phạm Âm nhạc
Ngành sư phạm Âm nhạc là gì?

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc trang bị cho sinh viên những kiến thức về nhạc lý cơ bản, đọc ghi nhạc, kỹ thuật hát, chỉ huy hát tập thể, múa, phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình âm nhạc và hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường THCS. Bên cạnh đó sinh viên còn được học cách áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS.

Các khối thi vào ngành Sư phạm Âm nhạc là gì?

Hiện nay chỉ có 2 tổ hợp môn sau dùng để xét tuyển vào ngành này:

  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc là bao nhiêu?

Ngành Sư phạm Âm nhạc hiện nay đang áp dụng 2 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG và phương thức xét học bạ. Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 – 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

Trường nào đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc?

Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các cơ sở đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước dù số lượng tại từng khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc là:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm Âm nhạc?

Bên cạnh năng khiếu âm nhạc vốn có, bạn có thể tham khảo một số tố chất như sau:

Ngành sư phạm Âm nhạc
Liệu đây có phải là ngành học dành cho bạn?
  • Tự tin, năng động và sáng tạo;
  • Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;

Học ngành Sư phạm Âm nhạc cần giỏi môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Âm nhạc học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Âm nhạc ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Âm nhạc khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Âm nhạc tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó nếu bạn không có sở trường là môn Âm nhạc nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn xét học bạ để xét tuyển.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Sư phạm Âm nhạc như thế nào?

Học ngành Sư phạm Âm nhạc học sau khi ra trường có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

Ngành sư phạm Âm nhạc
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Giảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS;
  • Giảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;
  • Tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về âm nhạc hoặc thực hiện các công việc liên quan đến âm nhạc;
  • Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố…
  • Cán bộ văn hóa – văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng;
  • Làm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa – thể thao và du lịch;
  • Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc;
  • Có thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.

Mức lương dành cho ngành Sư phạm Âm nhạc như thế nào?

  • Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước.
  • Đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

Kết luận

Đối với mọi ngành nghề, sẽ không có thành công nào từ “trên trời rơi xuống” bởi tất cả thành công đều là quả ngọt của sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Đừng lo lắng nếu bạn bạn có đam mê và muốn dấn thân vào ngành này nhưng lại không có năng khiếu Âm nhạc vì hiện nay một số cơ sở đào tạo cho phép xét học bạ đối với ngành này.

5/5 - (1 bình chọn)
    • Diễm Phúc đã trả lời:

      Ngành Sư phạm âm nhạc lấy điểm môn Văn qua kỳ thi THPT QG và điểm thi năng khiếu được tổ chức tuyển sinh trực tiếp tại trường mà bạn muốn thi nhé.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Hiện nay chỉ có 2 tổ hợp môn sau dùng để xét tuyển vào ngành này:

      N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
      N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước.
      Đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *