Review Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) có tốt không?
Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong các trường đào tạo giáo viên hàng đầu cả nước. Những năm trở lại đây, HNUE luôn được xếp vào trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong tương lai không xa, trường sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà
Ưu điểm nổi bật
- Máy lạnh
- Máy chiếu
- Wifi
- Thư viện
Mức độ hài lòng
Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường trọng điểm quốc gia trong việc đào tạo sinh viên khối ngành sư phạm và cử nhân khoa học, cung cấp nguồn nhân lực cho các tỉnh thành phía Bắc. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nội dung bài viết
Thông tin chung
- Tên trường: Đại học Sư phạm Hà Nội (tên viết tắt: HNUE – Hanoi National University of Education)
- Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Website: http://www.hnue.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhdhsphn
- Mã tuyển sinh: SPH
- Email tuyển sinh: p.hcth@hnue.edu.vn
- Số điện thoại tuyển sinh: 024.3.754.7823
Giới thiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Lịch sử phát triển
Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định 276 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Quyết định 201/QĐ TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường chính thức tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và trở thành cơ sở giáo dục độc lập, riêng biệt.
Mục tiêu phát triển
Phấn đấu xây dựng trường Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành trường đại học hàng đầu cả nước trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Đội ngũ cán bộ
Tổng số cán bộ của trường có 1227 người. Cụ thể gồm:
- 24 Giáo sư
- 126 Phó Giáo sư
- 227 Tiến sĩ
- 177 Thạc sĩ
- 19 Nhà giáo Nhân dân và 74 Nhà giáo Ưu tú
Đây là lực lượng cán bộ giảng viên có trình độ cao và dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Cơ sở vật chất
Hiện nay, trường có khu giảng đường với tổng diện tích là 19.760 mét vuông bao gồm 181 phòng học. Bên cạnh đó, HNUE còn có thư viện rộng lớn với 31 phòng đọc.
Thông tin tuyển sinh
Thời gian xét tuyển
Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến nhận bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển từ ngày 27/04/2021.
Đối tượng và phạm vi tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh của HNUE mở rộng đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên cả nước, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại khá trở lên. Trong đó, các ngành sư phạm không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
Phương thức tuyển sinh
Năm 2021, HNUE có các phương thức xét tuyển sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển thẳng dựa vào học bạ THPT kết hợp điểm thi các môn năng khiếu(áp dụng đối với các ngành có thi môn năng khiếu).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển
Năm 2021, Đại học Sư phạm Hà Nội quy định rất ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường như sau:
- Đối với ngành Sư phạm: ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Đối với các ngành ngoài sư phạm, Tổng điểm xét tuyển (ĐXT) của tổ hợp môn >= 15 điểm.
Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng
Những nhóm đối tượng thí sinh nào sẽ được tuyển thẳng khi nộp hồ sơ vào HNUE? Năm 2021, các thí sinh được áp dụng phương thức xét tuyển thẳng bao gồm:
- Thí sinh là thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, Khoa học Kỹ thuật quốc tế.
- Thí sinh là thành viên của đội tuyển thể thao quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành việc tham gia thi đấu (áp dụng đối với ngành Giáo dục thể chất).
- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn văn hóa trong kỳ thi HSG quốc gia.
- Thí sinh các trường THPT chuyên cấp tỉnh/thành phố (áp dụng đối với một số ngành).
Ngoài ra, nếu thí sinh từ chối quyền xét tuyển thẳng thì sẽ tùy thuộc vào mức độ đạt giải để cộng điểm vào tổ hợp môn xét tuyển.
Năm nay Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh những ngành nào?
Năm nay, HNUE đón chào những thí sinh có mong muốn thi tuyển vào các ngành ở trường như: Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ Văn hoặc Việt Nam học… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành:
STT | Mã ngành | Tên ngành |
Chỉ tiêu dự kiến |
Tổ hợp xét tuyển | |
Theo KQ thi THPTQG | Theo phương thức khác | ||||
1 | 7140202 | Giáo dục tiểu học | 94 | 50 | D01; D02; D03 |
2 | 7140205 | Giáo dục chính trị | 100 | 100 | C19; C20 |
3 | 7140209 | Sư phạm Toán học | 250 | 200 | A00 |
4 | 7140210 | Sư phạm Tin học | 170 | 150 | A00; A01 |
5 | 7140211 | Sư phạm Vật lý | 260 | 50 | A00; A01 |
6 | 7140209 | Sư phạm Toán học (dạy bằng Tiếng Anh) | 35 | 35 | A00; D01 |
7 | 7140211 | Sư phạm Vật lý (dạy bằng tiếng Anh) | 30 | 10 | A00; A01 |
8 | 7149212 | Sư phạm Hóa học (dạy bằng Tiếng Anh) | 30 | 10 | D07 |
9 | 7140231 | Sư phạm Tiếng Anh | 40 | 67 | D01 |
10 | 7149212 | Sư phạm Hóa học | 330 | 30 | A00 |
11 | 7140213 | Sư phạm Sinh học | 380 | 20 | B00; D08; D32; D34 |
12 | 7140217 | Sư phạm Ngữ Văn | 300 | 200 | C00; D01; D02; D03 |
13 | 7140218 | Sư phạm Lịch sử | 90 | 125 | C00; D14 |
14 | 7140219 | Sư phạm Địa lý | 160 | 126 | C00; C04 |
15 | 7140201 | Giáo dục mầm non | 150 | 50 | M01 |
16 | 7140221 | Sư phạm Âm nhạc | 260 | Hát, Thẩm âm – Tiết tấu | |
17 | 7760103 | Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | 40 | 20 | C20; D01; D02; D03 |
18 | 7140233 | Sư phạm Tiếng Pháp | 65 | 7 | D01; D02; D03; D15; D44; D42 |
19 | 7140204 | Giáo dục công dân | 80 | 86 | C19; C20 |
20 | 7140202 | Giáo dục tiểu học – SP Tiếng Anh | 50 | 50 | D01 |
21 | 7140246 | Sư phạm Công nghệ | 200 | 163 | A00; C01 |
22 | 7140206 | Giáo dục thể chất | 418 | Bật xa, chạy 100m | |
23 | 7420203 | Giáo dục đặc biệt | 110 | 40 | C00; D01; D02; D03 |
24 | 7440112 | Hóa học | 70 | 30 | A00; B00 |
25 | 7420101 | Sinh học | 75 | 25 | B00; D08; D32; D24 |
26 | 7480201 | Công nghệ thông tin | 130 | 40 | A00; A01 |
27 | 7460101 | Toán học | 80 | 20 | D01; A00 |
28 | 7229030 | Văn học | 35 | 35 | C00; C14; D66; D15 |
29 | 7140201 | Giáo dục mầm non – SP Tiếng Anh | 60 | 20 | M01; M02 |
30 | 7140222 | Sư phạm Mỹ thuật | 283 | Hình họa chỉ, Trang trí | |
31 | 7810103 | Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành | 100 | 50 | C00; D01 |
32 | 7310630 | Việt Nam học | 100 | 50 | C00; D01 |
33 | 7229001 | Triết học | 90 | 30 | C00; C19 |
34 | 7310401 | Tâm lý học | 80 | 20 | C00; D01; D02; D03 |
35 | 7310201 | Chính trị học | 30 | 20 | C19; D66; D68; D70 |
36 | 7760101 | Công tác xã hội | 65 | 85 | C00; D01; D02; D03 |
37 | 7310403 | Tâm lý học giáo dục | 50 | 50 | C00; D01; D02; D03 |
38 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | 30 | 30 | D01 |
39 | 7140208 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 140 | 10 | C00; D01; D02; D03 |
40 | 7140114 | Quản lý giáo dục | 25 | 45 | C20; D01; D02; D03 |
Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm Hà Nội là bao nhiêu?
Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả dự thi THPTQG thường dao động từ 19 đến 26 điểm. Dưới đây sẽ liệt kê chi tiết điểm trúng tuyển của các ngành vào trường:
Ngành | Tổ hợp xét tuyển |
Điểm trúng tuyển |
|
Theo KQ thi THPTQG | Xét học bạ | ||
Giáo dục tiểu học | D01; D02; D03 | 23,03 | 71,35 |
Giáo dục chính trị | C19; C20 | 19,25 – 21.25 | 74,15 |
Sư phạm Toán học | A00 | 25,75 | 22,5 |
Sư phạm Tin học | A00; A01 | 18,5 – 19,05 | 79,95 |
Sư phạm Vật lý | A00; A01 | 22,75 | 26,15 |
Sư phạm Toán học (dạy bằng Tiếng Anh) | A00; D01 | 27 – 28 | 28,4 |
Sư phạm Vật lý (dạy bằng tiếng Anh) | A00; D01 | 25,1 | 25,10 |
Sư phạm Hóa học | A00 | 22,5 | 76,65 |
Sư phạm Hóa học (dạy bằng Tiếng Anh) | D07 | 23,75 | 74,1 |
Sư phạm Tiếng Anh | D01 | 26,14 | 102,8 |
Sư phạm Sinh học | B00; D08; D32; D34 | 18,53 – 19,23 | 25,2 |
Sư phạm Ngữ Văn | C00; D01; D02; D03 | 24,4 – 26,5 | 24,35 |
Sư phạm Lịch sử | C00; D14 | 19,95 – 26 | 74,05 |
Sư phạm Địa lý | C00; C04 | 24,35 – 25,25 | 74,15 |
Giáo dục mầm non | M01 | 21,93 | 74,55 |
Sư phạm Âm nhạc | Hát, Thẩm âm – Tiết tấu | 16,75 | |
Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật | C20; D01; D02; D03 | 19 – 21,2 | |
Sư phạm Tiếng Pháp | D01; D02; D03; D15; D44; D42 | 19,34 – 21,1 | |
Giáo dục công dân | C19; C20 | 19,75 – 25,25 | |
Giáo dục tiểu học – SP Tiếng Anh | D01 | 25,55 | 69,55 |
Sư phạm Công nghệ | A00; C01 | 18,55 – 19,2 | 49,9 |
Giáo dục thể chất | Bật xa, chạy 100m | 18,5 | |
Giáo dục đặc biệt | C00; D01; D02; D03 | 19,25 – 25 | |
Hóa học | A00; B00 | 17,45 | 27,2 |
Sinh học | B00; D08; D32; D24 | 17,54 – 23,95 | 28,45 |
Công nghệ thông tin | A00; A01 | 16 – 17,1 | 76,5 |
Toán học | D01; A00 | 17,9 – 22,3 | 27,25 |
Văn học | C00; C14; D66; D15 | 18 – 22,8 | 23,85 |
Giáo dục mầm non – SP Tiếng Anh | M01; M02 | 19 – 19,03 | |
Sư phạm Mỹ thuật | Hình họa chỉ, Trang trí | 16,75 | |
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành | C00; D01 | 16,7 – 23 | 66,45 |
Việt Nam học | C00; D01 | 19,65 – 21,25 | |
Quản lý giáo dục | C20; D01; D02; D03 | 21,43 – 21,93 | 78,7 |
Tâm lý học giáo dục | C00; D01; D02; D03 | 23,8 – 24,5 | 73,15 |
Tâm lý học | C00; D01; D02; D03 | 22,5 – 23 | 78,45 |
Công tác xã hội | C00; D01; D02; D03 | 16,05 – 16,25 | 60,9 |
Triết học | C00; C19 | 16,95 – 17,25 | 78,35 |
Chính trị học | C19; D66; D68; D70 | 17,35 – 18 | |
Ngôn ngữ Anh | D01 | 25,65 | 93,5 |
Giáo dục Quốc phòng và An ninh | C00; D01; D02; D03 | 21,75 |
Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (HUNE) chính xác nhất
Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội là bao nhiêu?
Mức học phí sẽ phụ thuộc vào chương trình đào tạo của từng ngành học. Hiện nay, HNUE có các mức học phí dự kiến năm 2021 – 2022 như sau:
- Đối với ngành Sư phạm: sinh viên được miễn học phí 100%.
- Khối ngành Khoa học tự nhiên: 300.000 đồng/1 tín chỉ.
- Khối ngành Khoa học xã hội: 250.000 đồng/1 tín chỉ.
Lộ trình học phí sẽ tăng theo từng năm theo quy định của Chính phủ (10%/năm).
Xem thêm: Học phí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) mới nhất
Review Đánh giá Đại học Sư phạm Hà Nội có tốt không?
Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong các trường đào tạo giáo viên hàng đầu cả nước. Những năm trở lại đây, HNUE luôn được xếp vào trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong tương lai không xa, trường sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà.
Khối ngành | Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và hành vi, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn |
---|---|
Hệ đào tạo | |
Tỉnh/thành phố |
Minh Hằng –
Trường rộng đẹp, có nhiều chỗ đi chơi, hàng xóm bên cạnh lại là đại học quốc gia thuận tiện cho việc học hỏi trau dồi kiến thức và giao lưu:)!
Kim Tuyền –
Là trường đại học đào đạo ngành sư phạm hàng đầu Việt Nam. Khuôn viên trường rộng và đẹp, nối liền với Đại học Quốc gia Hà Nội.
Văn Thành –
Sư phạm Hà Nội là trường top đầu về sư phạm. Còn nhớ những khóa sinh năm 94 đổ về trước, sư phạm là ngành rất hot, thời đó sư phạm HN là một trong những ngôi trường có điểm đầu vào cao nhất cả nước
Văn Mẫn –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường có cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam (trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam) vào ngày 30/12/2015.
Thái Nguyên –
Trường nổi tiếng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Trung học Văn khoa. Một năm sau đó, ngày 8 tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc.
Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa – tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục. Sau này, Nhà trường còn có vinh dự được hai lần đón Bác về thăm (năm 1960 và năm 1964). Lời căn dặn của Người đã trở thành niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu không biết mệt mỏi của lớp lớp các thế hệ cán bộ và sinh viên Nhà trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Người căn dặn thầy và trò Nhà trường: “Làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước”
Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm – ĐHQG Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay, Nhà trường vẫn luôn đứng ở vị trí là trường đại học sư phạm đầu ngành, trọng điểm của cả nước. Hàng chục vạn giáo viên các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà hoạt động chính trị có uy tín, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi làm rạng danh nền học vấn nước nhà đã làm việc và học tập tại Trường. Đó là các giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật … tất cả đã cống hiến và trưởng thành từ mái trường này. Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới.
Không chỉ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự cống hiến của Nhà trường còn thể hiện trong những năm tháng đấu tranh quật cường của đất nước. Trong kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những cái nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”, là nơi hàng nghìn cán bộ và sinh viên đã “xếp bút nghiên lên đường ra trận”, hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn” vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng.
Thoại Nguyễn –
Cách đây khoảng 4 năm, vẫn giảng đường ấy, chúng tôi chỉ đơn giản là bạn bè sống xa quê và cùng nhau lên HN học. Thời gian nhanh quá. Những sinh viên báo chí nhưng lại có nhiều kỷ niệm với sư phạm. Ăn trộm xoài, tchuc sinh nhật ở khu thư viện, đi chợ xanh. Thời gian nhanh quá giờ chỉ biết ngồi ngắm lại ảnh và nhớ về nhau thôi.
Bằng Vũ Văn –
Con đường chứa bao kỉ niệm của những người đã học tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Chỉ một đoạn ngắn nối từ kí túc xá ra đến sau nhà Hiệu bộ với hàng cây nhãn rợp bóng, yên bình.
Quốc Thiên –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường có cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam (trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam) vào ngày 30/12/2015.
Hoàng Mến –
Trường đại học sư phạm Hà Nội – rộng- thoáng 2 mặt tiền hau đều là mặt giáp con đường chính: đuong Xuân Thuỷ và đường Trần Quốc Hoàn, Trường có con đường tình yêu, hội trường 11-10 thật to . Trong trường có các trường trực thuộc và có cr Chùa . Một ngôi trường rất ư đặc biệt. Sân vận động đẹp nhất trong các trường đại học ở Hà Nội. Yêu Trường
Huế Hoàng Hồng –
Hội chợ việc làm của trường rất tốt, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường tiếp cận nhanh chóng tới các nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển nhân sự.
Chí Vỹ –
Tôi không nhớ là trường thành lập năm bao nhiêu, nhưng cứ mỗi lần ghé vào nơi đây , tôi luôn có 1 kỷ niệm đẹp về ngôi trường này.
Bình Hải –
Khuôn viên rộng rãi thoáng mát, nhiều cây xanh. Sinh viên hoà đồng, thân thiện
Kiều Loan –
Trường đại học sư phạm hà nội có nhiều thầy cô dạy lâu năm, nhiệt huyết với nghề, là trường cho ra lò nhiều thầy cô giáo giỏi đi khắp các miền của tổ quốc
Minh Thành –
Là đầu tàu của ngành giáo dục trong cả nước nên không cần nói nhiều về sự tuyệt vời của nơi này, rất là tuyệt vời
Bàn Văn Sơn –
Đây là tường Đại học Sư phạm tôt nhất Việt Nam về đào tạo Giáo viên, đào tạo ra đội ngũ “Tồng người” cho Đất nước.