Ngành Văn học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Nhắc đến những người học văn học là nhắc đến những người thích mơ mộng, có tính nghệ sĩ. Chính vì vậy công việc của những người này cũng mang tính nghệ sĩ. Ngành văn học chính là ngành để cho những nghệ sĩ họa cuộc sống bằng ngòi bút văn chương của mình. Ngày nay ngành này được đánh giá là ngành “hot” cho những thí sinh có niềm đam mê với văn học tham gia. Để hiểu biết hơn về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin bao quát liên quan tới cho người đọc, người quan tâm.

Ngành văn học là gì?

Ngành văn học là một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhằm mục đích đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực khối ngành văn hóa, xã hội cho đất nước. Sinh viên theo học ngành này sẽ được bồi dưỡng các kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa, ngôn ngữ. Ngoài ra còn được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp luận giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này có ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy văn hóa dân tộc. Hơn thế nữa, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông, giúp sinh viên làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.

Các khối thi vào ngành văn học là gì?

Hiện tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân lực ngành học này. Đây cũng là ngành tuyển sinh khối rất đa dạng trên nền sườn trung là các khối C và D. Cụ thể, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các khối sau:

Điểm chuẩn ngành văn học là bao nhiêu?

Năm 2022, các trường đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPTQG để xét tuyển thí sinh. Điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 14 điểm đến 27,75 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành văn học?

Hiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

Khu vực miền Trung

Liệu bạn có phù hợp với ngành văn học?

Để biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo những tố chất sau:

  • Khả năng viết tốt, yêu thích và cảm thụ tốt môn văn học
  • Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, lịch sử…
  • Tư duy sáng tạo và nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề
  • Khả năng lựa chọn tổng hợp, phân tích vấn đề
  • Ý tưởng mới, khả năng sáng tác tốt
  • Tính nhẫn nại, nghiêm túc trong công việc
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi
  • Năng động, sáng tạo và kiên nhẫn
  • Tự tin, có khả năng giao tiếp tốt
  • Lắng nghe, thấu hiểu tâm lý người khác

Học ngành văn học cần giỏi môn gì?

Có lẽ đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn thí sinh muốn thi vào ngành văn học. Một điều tất nhiên đó là học ngành văn học cần phải giỏi môn Ngữ văn. Sở dĩ nhắc đến người học văn học là nhắc đến những người có tính nghệ sĩ và có hiểu biết về văn học. Ngoài ra, đây còn là ngành học còn đòi hỏi các bạn ngoài niềm đam mê thì cần phải có những kiến thức cơ bản về văn học. Học giỏi môn Ngữ văn là một lợi thế giúp bạn học tập tốt hơn trong môi trường đại học đào tạo ngành học này. Hơn thế nữa, việc học ổn định các môn như Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh,… sẽ là một điểm cộng lớn cho các bạn đam mê ngành này.

Cơ hội việc làm của ngành văn học như thế nào?

Ngành Văn học được đánh giá là một ngành học năng động với cơ hội việc làm rộng mở, bởi sau khi ra trường bạn có thể làm được nhiều công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

  • Nghiên cứu, giảng dạy về văn học, trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy  môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.
  • Phóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC…
  • Quản lý văn phòng: Chuyên viên hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản lý, soạn thảo văn bản, thư ký, trợ lý…
  • Xuất bản, biên tập: phụ trách công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn… tại những công ty phát hành sách, truyện.
  • Sáng tác (lĩnh vực văn học nghệ thuật): sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.
  • Truyền thông Marketing: Phụ trách các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị…
  • Quản lý nhà nước: Đề xuất, lên kế hoạch ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Mức lương dành cho người làm ngành văn học như thế nào?

Ngành văn học là ngành thuộc nhóm các ngành “hot” nhất hiện nay với mức thu nhập ổn định. Câu hỏi về mức lương chắc hẳn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Đối với ngành học này, tùy thuộc vào bằng cấp và vị trí công việc sẽ có những mức lương phù hợp.

  • Mức lương khi bạn làm việc trong cơ quan Nhà nước, sẽ theo cấp bậc lương của Nhà nước theo bằng đại học.
  • Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài thì sẽ có các mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Kết luận

Nếu bạn yêu thích bộ môn văn học và có khả năng viết lách, có mong muốn làm công việc liên quan đến các con chữ thì ngành Văn học hoàn toàn phù hợp với bạn đó, vậy thì còn ngần ngại gì mà không đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành văn học, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có nguyện vọng dự tuyển vào ngành.

5/5 - (1 bình chọn)
    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Chào bạn, hiện tại đội ngũ chuyên viên của Reviewedu đã gửi đáp án để giải đáp những thắc mắc về mail của bạn.
      Bạn vui lòng check mail nhé!

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Ngành văn học là một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhằm mục đích đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực khối ngành văn hóa, xã hội cho đất nước. Sinh viên theo học ngành này sẽ được bồi dưỡng các kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa, ngôn ngữ. Ngoài ra còn được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp luận giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này có ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy văn hóa dân tộc. Hơn thế nữa, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông, giúp sinh viên làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Em có thể chọn một trong các khối ngành sau em nhé!
      C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
      C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
      C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
      C15: Ngữ văn, Toán, GDCD
      D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
      D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
      D03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
      D04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung
      D05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
      D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
      D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
      D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
      D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
      D79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
      D80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga
      D81: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật
      D82: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp
      D83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Nghiên cứu, giảng dạy về văn học, trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.
      Phóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC…
      Quản lý văn phòng: Chuyên viên hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản lý, soạn thảo văn bản, thư ký, trợ lý…
      Xuất bản, biên tập: phụ trách công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn… tại những công ty phát hành sách, truyện.
      Sáng tác (lĩnh vực văn học nghệ thuật): sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.
      Truyền thông Marketing: Phụ trách các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị…
      Quản lý nhà nước: Đề xuất, lên kế hoạch ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Khu vực miền Bắc
      Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
      Đại học Sư phạm Hà Nội
      Đại học Sư phạm Hà Nội 2
      Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
      Đại học Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *