Ngành triết học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành triết học

Triết học là ngành cung cấp cho con người hệ thống kiến thức lý luận để trả lời những câu hỏi về các vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thế giới. Bản chất Triết học là những gì cứng nhắc, khuôn mẫu tuy nhiên nếu hiểu và biết cách áp dụng nó vào đời sống, ta sẽ lý giải được rất nhiều quy luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết về Triết học – ngành học có cơ hội việc làm hết sức đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngành Triết học là gì?

Sứ mệnh giáo dục của ngành Triết học là nghiên cứu các vấn đề cơ bản xoay quanh con người như: thế giới quan, nhận thức, sự tồn tại, quy luật giá trị… Điểm khác biệt của ngành Triết học so với các chuyên ngành khác được thể hiện qua cách tiếp cận, xác định và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Sinh viên ngành Triết học sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về Triết học, các luận điểm chính trong chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thế giới quan duy vật biện chứng… Ngoài ra, chương trình đào tạo Triết học còn chú trọng đến việc bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, trình bày ý kiến trước đám đông…

Ngành triết học
Ngành triết học là gì?

Sinh viên ngành Triết học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức nâng cao về Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử phát triển về văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, khoa học nghệ thuật của thế giới thông qua góc nhìn Triết học, kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nga), tin học… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Triết học không chỉ có chuyên môn cao mà còn có kỹ năng vững vàng, sẵn sàng tham gia giảng dạy hoặc làm việc tại các cơ sở có liên quan.

Các khối thi vào ngành Triết học là gì?

Ngành Triết học có số lượng khối thi đầu vào vô cùng phong phú. Dưới đây là một số gợi ý để các bạn tham khảo.

Điểm chuẩn ngành Triết học là bao nhiêu?

Tùy theo phương thức xét tuyển và số lượng thí sinh mà điểm chuẩn mỗi năm sẽ có sự thay đổi phù hợp. Nếu bạn nộp đơn xét tuyển theo phương thức thi THPT thì mức điểm thường dao động từ 16 – 22 điểm có thể kèm thêm tiêu chí phụ (nếu có). Nếu chọn phương thức xét học bạ thì điểm chuẩn sẽ tăng từ 19 điểm trở lên tùy cơ sở đào tạo. Ngoài ra, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM còn chấp nhận xét tuyển đầu vào với ngưỡng điểm 600 trở lên thông qua kết quả kỳ thi ĐGNL.

Các trường nào đào tạo ngành Triết học?

Dưới đây là một số cơ sở đào tạo ngành Triết học uy tín trên cả nước để bạn có thể tham khảo nếu muốn nộp đơn xét tuyển vào ngành này. 

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành Triết học?

Để có thể học tốt ngành Triết học bạn cần sở hữu càng nhiều yếu tố sau đây càng tốt. Bởi đây là những yêu cầu cơ bản, cần thiết mà một cử nhân ngành Triết học cần có.

Ngành triết học
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Yêu thích tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của ngành Triết học;
  • Cần cù, chịu khó, làm việc chăm chỉ;
  • Luôn duy trì sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
  • Tư duy nhạy bén, có năng lực lý luận tốt;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường chính trị kiên định, vững vàng;
  • Năng động, nhiệt tình trong mọi công tác;
  • Có kỹ năng thuyết trình lưu loát, có khả năng diễn tả dễ hiểu những vấn đề lí luận trừu tượng;
  • Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách linh hoạt.

Học ngành Triết học cần học giỏi môn gì?

Bên cạnh việc tích cực ôn tập, trau dồi các môn học có trong khối thi ĐH, việc học tốt lịch sử, địa lý cũng góp phần hình thành nền tảng kiến thức xã hội vững chắc cho những bạn muốn trở thành sinh viên ngành Triết học. Nếu có một lượng kiến thức đủ dày về lịch sử, địa lý bạn sẽ dễ dàng hiểu được sự thay đổi của Triết học qua mỗi thời kỳ biểu hiện như thế nào, lý giải được nguyên nhân tại sao và chứng minh được ý nghĩa của sự thay đổi đó có các mặt lợi – hại gì đối với quá trình phát triển của nhân loại. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập của bạn ở bậc Đại học.

Cơ hội việc làm của ngành Triết học như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Triết học có thể thử sức ở các vị trí công việc sau đây tùy thuộc vào sở thích, đam mê, nguyện vọng và năng lực của mỗi bạn:

Ngành triết học
Ngành triết học và cơ hội việc làm
  • Dạy môn Triết học ở các trường ĐH, cao đẳng, trung cấp nghề.
  • Chuyên gia nghiên cứu về Triết học, tôn giáo, đường lối phát triển đất nước ở các cơ quan chuyên môn.
  • Biên tập viên phụ trách mảng tin tức chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục tại các tòa soạn báo, đài truyền hình.
  • Nghiên cứu, biên dịch về nội dung lý luận chính trị.
  • Trợ lý pháp lý, thư ký cho các công ty chuyên về luật.

Mức lương dành cho người làm ngành Triết học là bao nhiêu?

Mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Con số dưới đây chỉ là mức tham khảo, thực tế sẽ còn có nhiều khoản phát sinh khác như tiền thưởng, trợ cấp, thâm niên… dẫn đến sự chênh lệch đáng kể. 

  • Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc: trung bình thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng nếu làm việc tại các cơ sở tư nhân, 3 – 4 triệu đồng/ tháng nếu làm trong cơ quan Nhà nước.
  • Đối với những cá nhân có thâm niên: nếu làm việc trong các tập đoàn, công ty có quy mô lớn thì mức lương trung bình đạt 8 – 10 triệu đồng/tháng, nếu làm ở cơ quan Nhà nước thì trung bình kiếm được 4 – 5 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Triết học là ngành có đặc thù nghiêng về lý luận trừu tượng. Tuy nhiên nếu thật sự có đam mê và quyết tâm với nghề, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học vào công việc, cuộc sống một cách linh hoạt. Tin chắc rằng, những kinh nghiệm quý báu đó có thể giúp bạn đạt được nhiều thành tựu đáng kể hơn trên con đường mà mình đã chọn.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tây Nguyên (TNU) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *