Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Hiện nay, chúng ta có thể thấy dù mức sống ngày càng tăng nhưng tỷ lệ trẻ khuyết tật, nhất là trẻ rối loạn tự kỷ trên thế giới có xu hướng gia tăng. Do đó việc giáo dục và tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật tham gia học và hòa nhập tại nơi trẻ sinh sống là một nhu cầu cực kỳ bức thiết. Việc đào tạo đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ công tác can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập dần đang được chú trọng hơn tại các cơ sở giáo dục Việt Nam. Vậy ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là gì? Bạn có đang sở hữu những tố chất thuộc ngành này không? Hãy cùng bài viết sau đây giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin cơ bản khác về ngành học này nhé.

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là học gì?

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là ngành đào tạo cử nhân các khối kiến thức cơ bản của ngành và chuyên ngành.

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là gì?

Khối kiến thức cơ sở chung phát triển năng lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm: Xây dựng môi trường giáo dục, Giao tiếp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Phát triển chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Chính sách đối với người khuyết tật, Phát triển cộng đồng trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật…

Khối kiến thức chuyên ngành gồm: Lập kế hoạch hỗ trợ & giáo dục người khuyết tật; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và an toàn người khuyết tật; Giao tiếp thay thế và tăng cường; Chữ nổi Braille và định hướng di chuyển; Ngôn ngữ kí hiệu thực hành; Hỗ trợ phát triển giác quan và thể chất cho người khuyết tật; Hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục người khuyết tật; Hỗ trợ tổ chức hoạt động can thiệp và trị liệu cho người khuyết tật…

Các khối thi vào ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là gì?

Các cơ sở đào tạo chuyên ngành này có xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

Trường nào đào tạo ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?

Hiện nay trên cả nước chỉ có một cơ sở đào tạo ngành này. Đó là trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Để có thể hoàn thành tốt và đạt được kiến thức, kỹ năng trong thời gian theo học, bạn cần có những tố chất như sau:

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có sự kiên nhẫn cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;

Học ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cần giỏi môn gì?

Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc nắm vững kiến thức nền môn này khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ, truyền đạt tốt hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó nếu bạn không có sở trường là môn Ngữ văn nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn việc tập trung vào những môn sở trường khác của bạn. Từ đó nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường đại học.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này ra sao?
  • Nhân viên hỗ trợ, làm việc trong các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập cơ sở giáo dục mầm non, trường chuyên biệt,…;
  • Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội có người khuyết tật;
  • Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các tổ chức văn hóa, chính trị – xã hội, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế;
  • Cán bộ nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở nghiên cứu (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu);
  • Làm việc trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan đến các vấn đề về an sinh xã hội…

Mức lương dành cho nhân viên trong ngành như thế nào?

Thống kê khảo sát, sinh viên ra trường từ năm 2015 đến 2019 cho thấy mức lương khởi điểm trung bình là 6.5 – 8 triệu đồng/tháng. Bởi hiện nay số lượng về vị trí nhân viên hỗ trợ người khuyết tật đã qua đào tạo là vô cùng thiếu hụt.

Định hướng khi đào tạo Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là những người hỗ trợ trực tiếp việc học tập của trẻ khuyết tật. Công việc bao gồm: dạy học, can thiệp, trị liệu tại nhà trường, cơ sở giáo dục,.. Bên cạnh đó, tham gia và thực hiện các hoạt động trong cộng đồng và xã hội. Tiếp cận các chính sách, nguồn trợ cấp của xã hội và đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng mọi quyền lợi và sự yêu thương, đồng cảm.
  • Đối với các lớp hòa nhập trong nhà trường, các bạn đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên nắm bắt tình hình học sinh. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật nhằm đảm bảo chất lượng dạy học cho mọi học sinh trong lớp hòa nhập. Từ đó thúc đẩy, hướng dẫn giáo viên và nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, hòa nhập đối với trẻ khuyết tập
  • Đối với gia đình người khuyết tật và cộng đồng, các bạn sẽ là người tư vấn, hỗ trợ gia đình tìm kiếm các cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi xã hội, việc làm cho người khuyết tật. Đồng thời là người kết nối gia đình của người khuyết tật tiếp cận với chính sách, chế độ và nguồn trợ cấp từ xã hội.

Kết luận

Có thể thấy, ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đang là một ngành nghề sở hữu nhiều tiềm năng, có cơ hội việc làm và phát triển rộng mở cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là một ngành học năng động, cho phép người học được trải nghiệm ở nhiều hình thức trường, cơ sở giáo dục khác nhau và còn là một ngành học mang tính nhân văn cao với ý nghĩa hỗ trợ xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)
    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Thống kê khảo sát, sinh viên ra trường từ năm 2015 đến 2019 cho thấy mức lương khởi điểm trung bình là 6.5 – 8 triệu đồng/tháng. Bởi hiện nay số lượng về vị trí nhân viên hỗ trợ người khuyết tật đã qua đào tạo là vô cùng thiếu hụt.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Nhân viên hỗ trợ, làm việc trong các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập cơ sở giáo dục mầm non, trường chuyên biệt,…;
      Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội có người khuyết tật;
      Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các tổ chức văn hóa, chính trị – xã hội, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế;
      Cán bộ nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở nghiên cứu (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu);
      Làm việc trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan đến các vấn đề về an sinh xã hội…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *