Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là khối D35.
Khối D35 là gì? Gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển?
Nếu bạn là một người yêu khoa học và đang theo học các môn ngoại ngữ nước ngoài thú vị như tiếng Nhật, tiếng Trung,…thì các khối mở rộng của khối D như khối D35 sẽ là lựa chọn bạn nên cân nhắc đấy. Khối D35 là tổ hợp 3 môn gồm: Toán học, Sinh học, Tiếng Trung.
Các ngành tuyển sinh khối D35, gồm:
Ngành |
Mã ngành |
Công nghệ kỹ thuật môi trường | 7510406 |
Công nghệ Sinh học | 7420201 |
Công nghệ thực phẩm | 7540101 |
Hiện nay, các trường Đại học tuyển sinh khối D35 vẫn còn khá ít, các bạn có thể tham khảo một số trường sau đây:
Bí kíp ôn thi khối D35 đạt điểm cao
Đối với môn Toán
- Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau.
- Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì. Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.
Đối với môn Sinh học
Nắm vững kiến thức một cách bài bản
Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức, hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan đề củng cố kiến thức đó và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ.
Học nhóm
Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các bạn có thể tự do trao đổi, bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.
Luyện đề
Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm để chính là cơ sở để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức còn kém, ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm.
Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các bạn nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các bạn giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.
Đối với môn Tiếng Trung
Tài liệu ôn luyện
Bạn có thể tìm kiếm các sách giáo khoa và tài liệu ôn luyện trên thị trường, hoặc truy cập các trang web học tiếng Trung trực tuyến như Duolingo, Memrise, hoặc Học Tiếng Trung Quốc. Bạn cũng có thể thử các ứng dụng học tiếng Trung trên điện thoại như HelloChinese hoặc ChineseSkill.
Nghe nói
Để cải thiện kỹ năng nghe và nói, bạn có thể tìm kiếm các bài học và bài tập trên YouTube hoặc các trang web học tiếng Trung trực tuyến. Bạn cũng có thể tìm kiếm các đoạn hội thoại tiếng Trung và luyện tập phản xạ bằng cách lặp lại lại các câu và từ vựng.
Đọc viết
Bạn có thể tìm kiếm các bài báo tiếng Trung trên các trang web tin tức hoặc tìm kiếm sách tiếng Trung để đọc. Tập viết bằng cách viết lại các đoạn văn bản đã đọc và đánh giá bản thân bằng cách đối chiếu với bản dịch.
Luyện đề thi
Bạn có thể tìm kiếm các đề thi mẫu và luyện tập trên các trang web học trực tuyến hoặc tìm kiếm các đề thi cũ trên mạng.
Học khối D35 có dễ xin việc không?
Đối với ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về thực phẩm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Kỹ sư chuyên ngành công tác tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm;
- Nhân viên phụ trách bảo quản, kiểm định và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu;
- Cán bộ nghiên cứu chất lượng thực phẩm, phụ trách kỹ thuật dây chuyền tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm;
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật về an toàn thực phẩm;
- Chuyên gia kiểm nghiệm chất lượng, dinh dưỡng thực phẩm tại trung tâm y tế dự phòng,…;
- Quản lý dây chuyền vận hành sản xuất nhà máy, quản lý quy trình chế biến và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giảng viên dạy chuyên ngành tại các viện, trường đại học, cao đẳng, trung tâm về công nghệ sản xuất thực phẩm.
Theo khảo sát nhu cầu việc làm dự báo trong khoảng 2018 – 2030, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất của Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu về thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề rất nóng bỏng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất lo lắng. Bởi nó tác động không nhỏ đến môi trường sống của con người. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế biến trong các công ty lớn. Vì thế nó được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây cũng là lợi thế tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn theo ngành này. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường ở trung ương và địa phương.
- Cán bộ quản lý nhà nước trong Bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường,…
- Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…
- Chuyên gia tư vấn tại các công ty xử lý, chuyển giao công nghệ, kinh doanh trong lĩnh vực môi trường,…
- Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
- Tham gia nghiên cứu, tư vấn tại các công ty tư vấn trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước và chất thải, các công ty về kiểm soát môi trường.
Đối với ngành Công nghệ sinh học
Khi ra trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để có thể dễ dàng đảm nhận một trong số các vị trí sau:
- Giảng dạy Sinh học (môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học.
- Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.
- Kiểm nghiệm viên vi sinh.
- Quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất.
Review khối D35
Với những chia sẻ trên đây về khối D35, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!