Thật dễ dàng để nhận ra trong các trận đấu, đều có một đội ngũ y bác sĩ túc trực để có thể hỗ trợ kịp thời các vận động viên nếu có bất kỳ chấn thương nào. Ngành y sinh học thể dục thể thao chính là cái nôi đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ ấy. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin, kiến thức cơ bản về ngành này tới độc giả.
Ngành Y sinh học thể dục thể thao là gì?
Ngành Y sinh học thể dục thể thao là một ngành thuộc lĩnh vực Y tế chuyên đào tạo đội ngũ bác sĩ và y sĩ có chuyên môn về y tế vận động, giải quyết các vấn đề sức khỏe thể chất và việc điều trị cũng như phòng chống các chấn thương liên quan tới thể dục và thể thao, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp vào sự phát triển của thể dục thể thao nước nhà.
Đội ngũ y bác sĩ có đầy đủ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa chấn thương bệnh lý xuất hiện trong hoạt động thể dục thể thao… chính là mục tiêu của ngành Y sinh học thể dục thể thao. Bên cạnh đó, việc đào tạo sinh viên có năng lực chuyên môn, thực hành, biết vận dụng kiến thức Y sinh học trong học tập, nghiên cứu khoa học, biết kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của người tập luyện TDTT… cũng được quan tâm nhấn mạnh.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?
Ngành Y sinh học thể dục thể thao có tất cả 04 tổ hợp xét tuyển. Cụ thể:
- T00: Toán học – Sinh học – Năng khiếu TDTT
- T02: Ngữ văn – Sinh học – Năng khiếu TDTT
- T03: Ngữ văn – Địa lý – Năng khiếu TDTT
- T04: Toán học – Vật Lý – Năng khiếu TDTT
Điểm chuẩn ngành Y sinh học thể dục thể thao là bao nhiêu?
Theo thông tin năm 2019, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 20 điểm. Điểm này được tính theo kết quả của kì thi THPTQG. Phương thức xét học bạ với mức điểm 20 cũng được trường đại học Sư phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM đón nhận.
Các trường nào đào tạo ngành Y sinh học thể dục thể thao?
Hiện tại trên cả nước chỉ có duy nhất 02 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo chuyên ngành này ở khu vực phía Nam. Đó là:
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
- Đam mê với ngành học
- Thận trọng trong công việc
- Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
- Tinh thần nhân đạo và yêu thương con người
- Bao dung với người bệnh
- Kỹ năng chuyên môn tốt
- Khả năng quan sát tốt, đưa ra các phán đoán chuẩn xác
- Có khả năng chịu đựng áp lực công việc, áp lực dư luận
- Định hướng phục vụ con người và xã hội
- Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
- Thông minh, nhạy bén
- Đạo đức nghề nghiệp, coi trọng việc nâng cao chăm sóc sức khỏe con người
Học ngành Y sinh học thể dục thể thao cần học giỏi môn gì?
Có 03 môn mà sinh viên theo đuổi môn này cần trau dồi, học tập. Đó là:
- Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…
- Sinh học: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho sinh viên của ngành. Thông qua môn này, các cấu trúc, cấu tạo cơ thể con người sẽ được đề cập tới cùng một số chuyên môn liên quan.
- Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu tài liệu học thuật, từ vựng chuyên ngành cũng như phục vụ trong các chuyến công tác cùng đoàn sau này.
Cơ hội việc làm dành cho những người làm trong lĩnh vực này như thế nào?
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại một trong số các vị trí như:
- Thực hiện các công việc chuyên môn liên quan tại Bộ Y tế.
- Công tác y tế trực tiếp cho trong các trung tâm thể thao, thể thao quốc gia để đảm nhiệm phục hồi chức năng vận động cho vận động viên.
- Nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu ở khoa thể dục thể thao trong những trường đại học, cao đẳng có liên quan.
- Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học liên quan tại các trường cao đẳng, đại học.
- Làm việc tại bệnh viện để có thể khám chữa, điều trị hoặc tiến hành nắn chỉnh cho những vận động viên gặp vấn đề về sức khỏe trong quá trình hoạt động TDTT.
- Cố vấn viên cho vận động viên để nhằm phòng tránh các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình vận động.
Có thể thấy rằng, sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có cơ hội làm việc rất linh hoạt và đa dạng. Tùy theo khả năng và nguyện vọng của bản thân mà các sinh viên có thể quyết định được vị trí công việc của mình.
Mức lương dành cho người làm ngành Y sinh học thể dục thể thao là bao nhiêu?
Hiện nay, mức thu nhập của những cán bộ, y bác sĩ làm việc trong ngành khá là hấp dẫn. Cụ thể, một sinh với mới ra trường có thể nhận được trung bình khoảng 8 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì mức lương nhận được sẽ không dưới 15 triệu VNĐ/tháng.
Trên thế giới, cụ thể ở Hoa Kỳ, những cán bộ, y bác sĩ làm việc trong ngành TDTT trung bình có thể kiếm được 81.485 USD/năm. Đây thực sự là những con số đáng mơ ước.
Kết luận
Bên cạnh những tấm huân, huy chương làm rạng danh quốc gia, dân tộc thì đâu đó luôn có sự hy sinh, đóng góp thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ làm việc trong ngành, đảm bảo sức khỏe cho các vận động viên trong chặng đường chinh phục những thành tích đó. Có thể nói rằng, chính họ là những nhân tố đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở mỗi đội tuyển, mỗi giải đấu.
Bạn đã khéo léo kết hợp lập luận để tạo nên nội dung đáng giá.
mình muốn học văn bằng 2 ngành này. xin hướng dẫn cụ thể giúp
Mình tốt nghiệp từ 2020 có đăng kí thi tuyển sinh được không ạ
ra trường em sẽ làm việc ở đâu?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
con gái có học được không?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
ngành này mới ở VN hả anh chị?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!