Ngành kinh tế gia đình là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Kinh tế gia đình

Ngành kinh tế gia đình là một ngành không quá đỗi xa lạ ở các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Úc, Mỹ, Canada… Song, nó lại là một ngành chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Ngành KTGĐ là gì? Cơ hội việc làm như thế nào?… Để có được câu trả lời, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới dây.

Ngành kinh tế gia đình là gì?

Ngành Kinh tế gia đình là ngành học đào tạo sinh viên có nghiệp vụ chăm sóc và làm thành thạo các việc trong gia đình cách quản lý kinh tế, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già cũng như các nghiệp vụ khác trong gia đình.

Ngành Kinh tế gia đình
Ngành Kinh tế gia đình là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành học này đó là dạy cho người học làm thành thạo mọi công việc, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng làm việc trong các gia đình như cách quản lý kinh tế, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già… Đào tạo các tân cử nhân có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có ý thức trách nhiệm với xã hội và con người.

Sinh viên theo học ngành KTGĐ sẽ được học những môn học từ cơ bản đến chuyên ngành nhằm phục vụ tối đa cho công việc sau này khi tốt nghiệp và đi làm. Ví dụ như: Quy trình chế biến món ăn, Cắt may căn bản, Món ăn Việt Nam, Trang phục thường ngày, Cắm hoa tươi… và các kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành khác.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế gia đình là gì?

Hiện nay, ngành KTGĐ chưa có khối tuyển sinh nhất định mà phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tuyển sinh của từng trường. Vì vậy, nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh riêng trên trang web của trường.

Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành hiện đang được theo dõi và cập nhật.

Các trường nào đào tạo ngành kinh tế gia đình?

Hiện nay, các dữ liệu về cơ sở đào tạo ngành này ở Việt Nam đang được tìm hiểu. Chúng tôi sẽ cập nhật, bổ sung sau ngay khi có thông tin chính xác và cụ thể.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Sinh viên muốn theo đuổi ngành KTGĐ có thể tham khảo một số tiêu chí như sau:

Ngành Kinh tế gia đình
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Đam mê tìm hiểu về kinh tế
  • Tự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục
  • Sáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán
  • Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ
  • Tinh thần ham học hỏi, chịu khó
  • Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt
  • Khả năng phân tích tổng hợp
  • Khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc
  • Sự cẩn thận, khéo léo trong công việc được giao
  • Tính cách tỉ mỉ, sạch sẽ trong các khâu để đảm bảo được độ an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Sức khỏe đạt yêu cầu để có thể làm việc trong một khoảng thời gian nhất định
  • Khả năng quản lý, quản trị hệ thống
  • Kỹ năng thiết kế và sắp xếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Thận trọng, có trách nhiệm trong công việc
  • Thái độ học tập nghiêm túc

Học ngành kinh tế gia đình cần học giỏi môn gì?

Để có thể theo học và thành công trong ngành KTGĐ, sinh viên cần tập trung vào môn Toán, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:

  • Toán: môn học chiếm phần đa khối lượng kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế. Do đó, bạn không nên bỏ qua môn học này.
  • Tin học: Khả năng tin học tốt sẽ giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề liên quan tới các con số bằng máy tính.
  • Tiếng Anh: Môn học bắt buộc ở hầu hết tất cả các trường đại học. Thông qua tiếng Anh, sinh viên sẽ phát huy hết khả năng hội nhập, làm việc của mình. Do đó, sinh viên cần chú trọng tập trung cải thiện các kỹ năng, nâng cao trình độ cá nhân trong môn học này.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kinh tế gia đình như thế nào?

Sinh viên có thể tham khảo ứng tuyển ở một trong số các vị trí làm việc sau đây sau khi tốt nghiệp:

Ngành Kinh tế gia đình
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành học này ra sao?
  • Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
  • Các trung tâm dinh dưỡng
  • Tư vấn quản lý kinh tế hoặc làm ở các trung tâm điều dưỡng
  • Các viện nghiên cứu về thực phẩm
  • Các doanh nghiệp may
  • Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp
  • Tư vấn dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, tham gia sự kiện dinh dưỡng trong và ngoài nước
  • Sản xuất và dịch vụ tại các công ty
  • Chuyên viên quản lý bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, khách sạn – nhà hàng
  • Cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp may và thời trang…

Mức lương dành cho người làm ngành kinh tế gia đình là bao nhiêu?

Mức lương của người làm trong ngành Kinh tế gia đình tại các công ty, doanh  nghiệp hay trung tâm dinh dưỡng… từ 5 đến 6 triệu đồng một tháng. Trong xã hội hiện đại, nhiều người không biết, không thành thạo những công việc gia đình cần được dạy bài bản, cho nên bạn cũng có thể mở những trung tâm tư nhân, lúc này mức thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào tiếng tăm và uy tín của bản thân với người học.

Kết luận

Ngành kinh tế gia đình hiện nay đang là một ngành học mới, thu hút được nhiều bạn học theo học bởi tính linh hoạt của nó. Những nhà kinh tế gia đình có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết ngay từ khi mới bước chân vào cánh cổng trường đại học cùng với nền tảng lý thuyết, những buổi thực hành hay các diễn đàn liên quan… tất cả tạo cho những sinh viên này khi ra trường có đầy đủ năng lực chuyên môn có thể tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *