Bên cạnh những lĩnh vực kinh tế quen thuộc với chúng ta, thì ngành kinh tế phát triển lại là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù vậy, nó lại là ngành được giới trẻ quan tâm theo học trong những năm trở lại đây. Bài viết sau xin chia sẻ tới người đọc một vài thông tin hữu ích xoay quanh ngành này.
Ngành kinh tế phát triển là gì?
Kinh tế phát triển (tiếng Anh: Development Economics) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu và giải thích quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu của ngành chính là để cung cấp một cơ sở nền tảng về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển. Từ đó, các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được định hướng phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển… Sinh viên cũng sẽ được rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được nhiều vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế phát triển là gì?
Có tất cả 08 tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế phát triển này. Cụ thể như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A09: Toán – Địa lý – GDCD
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
- D96: Toán – KHXH – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kinh tế phát triển là bao nhiêu?
Theo tài liệu năm 2020, ngành KTPT có mức điểm xét tuyển từ 15 – 21.65 điểm. Điểm này được lấy theo mức điểm xét duyệt học bạ.
Các trường nào đào tạo ngành kinh tế phát triển?
Theo thông tin tuyển sinh năm 2021, trên cả nước có 02 cơ sở đào tạo có tuyển sinh chuyên ngành KTPT. Cụ thể:
Khu vực miền Bắc
- Học Viện Chính Sách và Phát Triển
Khu vực miền Trung
- Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum
Như vậy, ở mỗi khu vực miền Bắc và miền Trung đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh lựa chọn địa điểm học phù hợp với nơi mình sinh sống. Hi vọng rằng trong các năm tới, ngành này sẽ được chú trọng phát triển thêm cơ sở đào tạo ở các khu vực còn lại.
Liệu bạn có phù hợp với ngành kinh tế phát triển?
Các bạn thí sinh có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để biết được mình có phù hợp với ngành này hay không. Cụ thể:
- Đam mê tìm hiểu về kinh tế thị trường
- Tự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục
- Sáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán
- Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ
- Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt
- Khả năng phân tích tổng hợp
- Khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc
- Khả năng quản lý, quản trị hệ thống
- Kỹ năng thiết kế và sắp xếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Thận trọng, có trách nhiệm trong công việc
- Thái độ học tập nghiêm túc
Học ngành kinh tế phát triển cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo học và thành công trong ngành kinh tế phát triển, sinh viên cần tập trung vào môn Toán, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:
- Toán: môn học chiếm 85% khối lượng kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế. Do đó, bạn không nên bỏ qua môn học này.
- Tin học: Khả năng tin học tốt sẽ giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề liên quan tới các con số bằng máy tính.
- Tiếng Anh: Môn học bắt buộc ở hầu hết tất cả các trường đại học. Thông qua tiếng Anh, sinh viên sẽ phát huy hết khả năng hội nhập, làm việc của mình.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kinh tế phát triển như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tham khảo một số vị trí công việc như sau:
- Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia tại cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội
- Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển cho các tổ chức trong và ngoài nước
- Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển
- Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững tại các bộ, sở, phòng ban các cấp…
- Giảng dạy tại cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển…
Mức lương dành cho người làm ngành kinh tế phát triển là bao nhiêu?
Mức lương của người làm ngành KTPT này được chia làm 2 nhóm chính:
- Sinh viên mới ra trường: Ít kinh nghiệm, cần trau dồi thêm năng lực chuyên môn thì mức lương trung bình từ 7 -8 triệu VNĐ/tháng.
- Cử nhân KTPT có kinh nghiệm làm việc: mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và nhiều yếu tố phụ khác.
Ngoài ra, những người làm việc trong ngành này cũng sẽ được nhận nhiều mức đãi ngộ, phúc lợi như:
- Lương cứng
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Lương tháng thứ 13
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)
- Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
- Trợ cấp tăng ca, làm thêm giờ
Kết luận
Ngành kinh tế phát triển hiện nay đang là một ngành học mới, thu hút được nhiều bạn học theo học bởi tính linh hoạt của nó. Những nhà kinh tế học phát triển có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết ngay từ khi mới bước chân vào cánh cổng trường đại học cùng với nền tảng lý thuyết, những buổi thực hành hay các diễn đàn liên quan… tất cả tạo cho những sinh viên này khi ra trường có đầy đủ năng lực chuyên môn có thể tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Nha Trang (NTU) mới nhất
ra trường sẽ được làm nghề gì ạ
Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia tại cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội
Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển cho các tổ chức trong và ngoài nước
Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển
Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững tại các bộ, sở, phòng ban các cấp…
Giảng dạy tại cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển…
có trường nào đào tạo chưa ạ?
Có rất nhiều tường kinh tế trên cả nước đào tạo ngành nghề này em nhé
ngành này mới hả anh chị
Ở VIệt Nam có thể là ngành nghe hơi mới nhưng thất ra nó không mới so với các nước khác em nhé
Khối D là sẽ có 1 môn trong 3 là ngoại ngữ ạ?
ĐÚng rồi em
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
D96: Toán – KHXH – Tiếng Anh