Ngành Piano là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Piano

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu vật chất, nhu cầu được tận hưởng nghệ thuật và cái đẹp của mọi người đã không còn là một điều gì quá xa xỉ. Để phục vụ cho nhu cầu này, các ngành nghệ thuật, thẩm mỹ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, một trong số đó phải kể đến là ngành Piano. Vậy, ngành Piano là gì, chất lượng đào tạo như thế nào và mức lương là bao nhiêu? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!

Ngành Piano là gì?

Ngành Piano là ngành đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên ngành Piano, có kiến thức về nhạc lý cùng khả năng chơi Piano một cách thông thạo, có đủ năng lực biểu diễn trong các buổi hòa nhạc hay tất cả các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp khác.

Ngành Piano
Ngành Piano là gì?

Học ngành Piano, sinh viên vẫn sẽ phải hoàn thành các môn học bắt buộc như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được học tiếng Anh, tiếng Ý/ Đức/ Pháp chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp,… Về các môn chuyên ngành, người học sẽ được tiếp cận chuyên sâu về Kỹ thuật đệm đàn, Ký xướng âm, lịch sử âm nhạc phương Tây, hòa tấu,…

Tóm lại, ngành Piano sẽ đảm bảo cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về âm nhạc, cơ hội thực tập, biểu diễn thực tế và định hướng chuyên ngành trong tương lai (Hòa tấu, thính phòng, đương đại,…)

Các khối thi ngành Piano là gì?

Hiện nay, ngành Piano chỉ có 1 khối thi vào ngành duy nhất, đó là N00, bao gồm các môn: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2. Trong đó, Năng khiếu 1 bao gồm các kỹ năng: Hát, xướng âm; Năng khiếu 2 bao gồm: Thẩm âm, tiết tấu.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Piano là bao nhiêu?

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Piano luôn giữ ổn định ở mức 15 – 18 điểm, có năm lên đến 36 điểm đối với phương thức thi tuyển. Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào ngành bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn thường dao động từ 550 – 600 điểm, tùy vào cơ sở đào tạo và số lượng thí sinh đăng ký. 

Trường nào đào tạo ngành Piano?

Ngành Piano được giảng dạy ở không ít trường đại học, học viện khác nhau trên cả nước. Bạn có thể chọn 1 trong các trường sau để theo học ngành này:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

  • Học viện Âm nhạc Huế

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành Piano?

Vì ngành Piano là một ngành học đặc biệt, đòi hỏi có tố chất thanh nhạc và niềm đam mê cực kỳ lớn. Vậy nên, thí sinh phải đáp ứng được một số tiêu chí của riêng ngành học này để có thể theo đuổi trong thời gian dài:

Ngành Piano
Lĩnh vực này có phù hợp với bản thân bạn?
  • Có niềm đam mê và nhiệt huyết lớn đối với bộ môn âm nhạc nói chung và Piano nói riêng
  • Có năng khiếu, hiểu biết về thanh nhạc: bởi vì bạn phải chọn 2 trong 4 kỹ năng âm nhạc để thi tuyển vào ngành. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng mình có đủ “vốn liếng” về tố chất cũng như kỹ năng thanh nhạc để kỳ thi tuyển diễn ra thành công bạn nhé!
  • Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm: tất cả mọi hoạt động nghệ thuật đều đòi hỏi sự lắng đọng, đồng cảm ở người nghệ sĩ. Do đó, giàu tình yêu là một trong những yếu tố hàng đầu để kiến tạo nên sự thành công của một người nghệ sĩ.
  • Thoải mái và tự tin: tham gia ngành Piano, chắc chắn công việc của bạn sẽ là biểu diễn những bản nhạc du dương dưới ánh đèn sân khấu. Do vậy, hãy rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh của mình ở nơi đông người ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để phục vụ cho công việc về sau.

Học ngành Piano cần giỏi những môn nào?

Để có thể theo đuổi ngành học này, trước hết người học cần giỏi nhạc lý. Hãy chăm chỉ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và những hiểu biết về nhạc lý, vì đó chính là nền tảng để bạn có cơ hội theo học ngành này cũng như dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình theo học. Ngoài ra, học tốt Ngữ Văn cũng là một yếu tố không kém cạnh phần quan trọng. Bởi vì, Ngữ Văn giúp bạn có những trải nghiệm về mặt cảm xúc và tâm hồn, từ đó giúp bạn mở rộng chiều sâu của tâm hồn cũng như hình thành nên một trái tim biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Đó cũng là một yếu tố không thể thiếu để thành công trên vai trò là một người làm nghệ thuật nói chung.

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Piano như thế nào?

Hiện nay, sinh viên ngành Piano có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề, cụ thể như sau:

Ngành Piano
Các nghệ sĩ Piano có thể làm những công việc gì sau khi hoàn thành chương trình học?
  • Nghệ sĩ biểu diễn trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;
  • Giảng dạy tại các trung tâm nghệ thuật, trường đại học, cao đẳng,…
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;
  • Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các sở ban ngành, thiết chế,…
  • Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;

Mức lương của người làm trong ngành Piano là bao nhiêu?

Ngành Piano là một trong những ngành có mức lương chênh lệch nhau nhiều nhất. Mức lương, catse của mỗi người chơi Piano tùy thuộc nhiều vào độ nổi tiếng, khả năng chơi Piano và kỹ thuật trình diễn. Do đó, sẽ rất khó khi phải đưa ra một con số thống kê chính xác về mức thu nhập của các nghệ sĩ Piano. 

Kết luận

Được dự đoán là một trong các ngành học cực kỳ hot trong tương lai, ngành Piano sẽ còn là một ngôi sao sáng mãi giữa vô vàn các ngành học hiện nay. Học Piano, bạn sẽ được tiếp xúc với nền âm nhạc vĩ đại của toàn nhân loại, sẽ được cất lên những tiếng đàn dường như được viết ra bằng cả trái tim, cảm xúc của những nhà soạn nhạc đại tài trên thế giới. Piano sẽ giúp bạn trốn tránh những phiền muộn, giúp trái tim của bạn luôn rộn ràng và ấm áp như ánh hoàng hôn buông. Vậy nên, nếu bạn mong muốn có một cuộc đời bình an và tràn trề sức sống như thế, ngành Piano sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với bạn!

5/5 - (1 bình chọn)
    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Để có thể theo đuổi ngành học này, trước hết người học cần giỏi nhạc lý. Hãy chăm chỉ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và những hiểu biết về nhạc lý, vì đó chính là nền tảng để bạn có cơ hội theo học ngành này cũng như dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình theo học. Ngoài ra, học tốt Ngữ Văn cũng là một yếu tố không kém cạnh phần quan trọng. Bởi vì, Ngữ Văn giúp bạn có những trải nghiệm về mặt cảm xúc và tâm hồn, từ đó giúp bạn mở rộng chiều sâu của tâm hồn cũng như hình thành nên một trái tim biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Đó cũng là một yếu tố không thể thiếu để thành công trên vai trò là một người làm nghệ thuật nói chung.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Nghệ sĩ biểu diễn trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;
      Giảng dạy tại các trung tâm nghệ thuật, trường đại học, cao đẳng,…
      Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;
      Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các sở ban ngành, thiết chế,…
      Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Khu vực miền Bắc
      Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
      Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
      Khu vực miền Trung
      Học viện Âm nhạc Huế
      Khu vực miền Nam
      Đại học Văn Lang
      Đại học Nguyễn Tất Thành
      Nhạc viện TP.HCM
      Đại học Văn Hiến

  1. Hansol đã trả lời:

    mình không hát hay và không có kiến thức về âm nhạc nhưng mình muốn học piano và biết đánh piano thì có thể vào trường nào được không ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *