Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình

Hiện nay Biên kịch điện ảnh, truyền hình (BKĐA, TH) vẫn là ngành còn khá mới mẻ đối với các bạn học sinh. Do đó khi nghe đến tên ngành học này, nhiều người không hình dung được học Biên kịch điện ảnh, truyền hình là học gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích chia sẻ với các bạn sĩ tử những thông tin hữu ích liên quan đến ngành học này trước thềm kỳ thi THPT.

Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là gì?

Biên kịch điện ảnh, truyền hình là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các bộ phim. Họ là người trực tiếp soạn thảo kịch bản, xây dựng bối cảnh, khắc họa nhân vật, truyền tải thông điệp… đến người xem. Nói chung, bóng dáng của người biên kịch xuất hiện hầu hết trong các khâu làm phim. Do đó, mục tiêu giáo dục của ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là đào tạo ra nhiều lứa biên kịch có vốn hiểu biết xã hội sâu sắc, nhạy cảm, sáng tạo trong sáng tác.

Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình
Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là gì?

Về chương trình đào tạo, ngành BKĐA, TH trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về khoa học xã hội – nhân văn, kỹ năng sáng tác và biên tập kịch bản. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có cho mình kho tàng kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hành biên soạn kịch bản, sáng tạo tình tiết trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình.

Các khối thi vào ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là gì?

Hiện nay chỉ có 2 khối thi vào ngành học này, cụ thể như sau:

  • Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu sân khấu điện ảnh (SKĐA) 1 – Năng khiếu SKĐA 2.
  • Khối S01: Toán – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA  2.

Trong đó, môn Năng khiếu SKĐA sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sự sắp xếp của mỗi cơ sở giáo dục. Hai hình thức thường gặp nhất là vấn đáp trực tiếp một vấn đề xã hội và trình bày quan điểm cá nhân về hiện tượng cho sẵn (viết trên giấy).

Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành ở các cơ sở giáo dục dao động từ 15 – 18,6 điểm tùy từng năm. Không giống với tiêu chí phụ của các ngành khác chỉ được xét khi điểm trúng tuyển của thí sinh bằng với điểm chuẩn. Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình còn quy định thêm một yếu tố “đảm bảo chất lượng đầu vào” mang tính quyết định – điểm chuyên môn. Điểm chuyên môn là tổng điểm hai bài thi năng khiếu SKĐA sau khi nhân hệ số 2. Cơ sở đào tạo sẽ lấy nó làm điều kiện cần để xét tuyển, thể hiện trực tiếp yêu cầu của mình với thí sinh. Do đó, bên cạnh việc học tốt các môn có trong chương trình phổ thông, bạn còn cần phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn.

Các trường nào đào tạo ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình?

Hiện nay trên cả nước chỉ có một trường đào tạo ngành BKĐA, TH. Đó là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Nếu bạn thật sự có hứng thú với ngành học này thì hãy chủ động tìm hiểu thêm về trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới!

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Biên kịch điện ảnh, truyền hình là ngành học đặc thù đòi hỏi sinh viên nhiều kỹ năng như: viết lách, quan sát – đánh giá, tiếp cận, phân tích vấn đề… Do đó, nếu muốn học tốt và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải luôn trau dồi các yếu tố sau đây:

Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Kỹ năng viết: Viết lách cũng chính là con đường bạn truyền tải ý tưởng, thông điệp của mình đến người xem. Nếu không viết tốt, bạn chắc chắn sẽ không thể đồng hành lâu dài với công việc này!
  • Sáng tạo: Góc nhìn chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa các nhà biên kịch. Người làm nghệ thuật phải biết thay đổi lăng kính linh hoạt để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của cuộc sống hoặc những góc tối không ai hay biết.
  • Làm việc dưới cường độ áp lực cao: Nghề sáng tác đòi hỏi người biên kịch phải liên tục sáng tạo ra những tác phẩm mới. Tuy nhiên, đó gần như là điều bất khả thi. Vì dòng chảy sáng tạo không thể luôn cuộn trào. Do đó, người biên kịch cần có một “tinh thần thép” để luôn giữ được hiệu suất công việc trong thời gian dài.
  • Có tính kỷ luật: Không chỉ riêng ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình mà dù làm gì thì kỷ luật cũng luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả. Vậy nên hãy rèn luyện đức tính này ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường để giúp ích cho công việc về sau.

Học ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình cần học giỏi môn gì?

Điều tối thiểu cần phải tích lũy khi dự định đăng ký theo học ngành này chính là khả năng viết. Đây là yêu cầu hàng đầu đối với một nhà biên kịch. Do đó, việc rèn luyện và trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc. Hãy chú trọng đầu tư thời gian vào việc học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT. Nó không chỉ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi Đại học mà còn góp phần hỗ trợ rất lớn cho quá trình học tập và công việc sau này của bạn.

Cơ hội việc làm của ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình như thế nào?

Hiện nay, cơ hội việc làm của BKĐA, TH đều nằm trong phạm vi của ngành văn hóa nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo một số vị trí sau đây:

Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình
Sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc nào?
  • Biên kịch phim: Đây là nghề có sức cạnh tranh cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Nếu là một biên kịch trẻ chưa có tên tuổi trong ngành, bạn sẽ gặp vô vàn thử thách trên những bước đầu tiên hành nghề.
  • Biên kịch chương trình giải trí: Làm biên kịch cho các gameshow giải trí thường không đòi hỏi bạn phải có tên tuổi, thâm niên trong ngành. Yêu cầu chủ yếu thường là năng động, chăm chỉ, “bắt trend” nhanh. Do vậy, đây là công việc rất phù hợp với các bạn trẻ muốn thử sức ở vai trò biên kịch.
  • Biên tập tại các hãng phim: nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này sẽ là chọn lọc các dự án có tiềm năng, tiến hành đánh giá – phân tích, sửa chữa nội dung sao cho phù hợp. Mặc dù họ không phải là “cha đẻ” trực tiếp của kịch bản, nhưng người chịu trách nhiệm biên tập ở các hãng phim lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu sản xuất.

Mức lương dành cho người làm ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là bao nhiêu?

Mức lương của các nhà biên kịch hiện chưa có thống kê chính xác. Điều này có thể dễ dàng hiểu được, bởi cân đo đong đếm giá trị của một tác phẩm nghệ thuật là điều không hề đơn giản. Nếu bạn mới vào nghề, chưa có tác phẩm “bảo chứng ratings” thì một kịch bản sáng tạo có thể được mua với giá 3 – 5 triệu đồng/bản hoặc hơn tùy đơn vị mua bản quyền. Nếu bạn là biên kịch đã có tác phẩm thành công trong nghề thì giá cho một kịch bản chất lượng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/bản.

Kết luận

Nếu bạn yêu thích việc viết lách thì có thể xem xét ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình cho 4 năm Đại học sắp tới. Bởi việc được đào tạo bài bản trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội nhất định sẽ là trải nghiệm đáng quý để bạn tự tin theo đuổi con đường nghề nghiệp sau này đấy!

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (SKDA) mới nhất

  2. Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
    Quản trị viên đã trả lời:

    Trong đó, môn Năng khiếu SKĐA sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sự sắp xếp của mỗi cơ sở giáo dục. Hai hình thức thường gặp nhất là vấn đáp trực tiếp một vấn đề xã hội và trình bày quan điểm cá nhân về hiện tượng cho sẵn (viết trên giấy).

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Hiện nay, cơ hội việc làm của BKĐA, TH đều nằm trong phạm vi của ngành văn hóa nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo một số vị trí sau đây:
      Biên kịch phim
      Biên kịch chương trình giải trí
      Biên tập hãng phim

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Điều tối thiểu cần phải tích lũy khi dự định đăng ký theo học ngành này chính là khả năng viết. Đây là yêu cầu hàng đầu đối với một nhà biên kịch. Do đó, việc rèn luyện và trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc. Hãy chú trọng đầu tư thời gian vào việc học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT. Nó không chỉ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi Đại học mà còn góp phần hỗ trợ rất lớn cho quá trình học tập và công việc sau này của bạn.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Hiện nay trên cả nước chỉ có một trường đào tạo ngành BKĐA, TH. Đó là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Nếu bạn thật sự có hứng thú với ngành học này thì hãy chủ động tìm hiểu thêm về trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới!

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Hiện nay chỉ có 2 khối thi vào ngành học này, cụ thể như sau:

      Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu sân khấu điện ảnh (SKĐA) 1 – Năng khiếu SKĐA 2.
      Khối S01: Toán – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *