Ngành biên kịch sân khấu hiện đang được đánh giá là một trong số những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai cùng một mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Kịch bản tốt là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể sản xuất được một bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình chất lượng. Với thị trường điện ảnh và truyền hình Việt Nam ngày một phát triển và luôn khát kịch bản để đầu tư sản xuất như hiện nay, việc bạn chọn dấn thân vào con đường biên kịch chuyên nghiệp ngay từ bây giờ hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin quan trọng về ngành biên kịch sân khấu.
Ngành biên kịch sân khấu là gì?
Biên kịch sân khấu là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản. Ngành biên kịch sân khấu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về biên kịch sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung. Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành biên kịch sân khấu ở trình độ đại học.
Các khối thi vào ngành biên kịch sân khấu là gì?
Bạn luôn yêu thích viết lách, muốn tác phẩm của mình thành kịch bản được biểu diễn trên sân khấu thì ngành biên kịch sân khấu sẽ là sân chơi cho các bạn tỏa sáng. Đây là một ngành đặc thù thiên về năng khiếu nên để thi vào ngành học này, các thí sinh phải thi những khối thi như:
- Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2
- Khối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
Điểm chuẩn ngành biên kịch sân khấu như thế nào?
Mức điểm chuẩn của ngành biên kịch sân khấu dao động từ 18 đến 23 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét tuyển môn văn hóa, thí sinh còn phải dự thi phần thi năng khiếu do trường tự tổ chức.
Các trường đào tạo ngành biên kịch sân khấu
Hiện nay chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đào tạo ngành này.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Đây là ngành học có nhiều sức hấp dẫn đối với những bạn đam mê. Nếu muốn trở thành một nhà Biên kịch sân khấu giỏi, các bạn sẽ cần phải có những tố chất sau đây:
- Có kiến thức về chuyên môn sâu
- Có sự sáng tạo
- Biết cân đối chi phí
- Kỹ năng quản lý
- Có cảm xúc tốt
- Nhạy cảm, tâm lý
- Có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng
Học ngành biên kịch sân khấu cần giỏi môn gì?
Một nhà BKSK bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong chương trình. Đặc biệt, để viết được một kịch bản hay thì trước hết bạn phải là người giỏi Văn, giỏi về cách diễn đạt ngôn ngữ. Nó sẽ giúp kịch bản được mượt mà và lôi cuốn hơn. Thêm vào đó, năng khiếu cũng là một yếu tố bạn nên chú trọng. Có năng khiếu tưởng tượng thì kịch bản bạn viết mới hấp dẫn, phong phú.
Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành BKSK, các bạn có thể đảm nhận công việc như sau:
- Đảm nhận việc biên kịch sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
- Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
- Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
- Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
- Tham gia vào công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
Mức lương của ngành biên kịch sân khấu như thế nào?
Mức lương của các nhà BKSK cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và từng vị trí làm việc. Cụ thể mức lương mà các bạn có thể nhận được là:
- Những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện với vai trò là lên kịch bản, lên các ý tưởng sắp xếp sân khấu sẽ nhận được mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu.
- Nếu như trở thành biên kịch tại các đài truyền hình thì mức lương nhận được sẽ khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu.
- Đối với những biên kịch sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu/tháng tùy theo dự án và số lượng dự án mà đạo diễn nhận về.
Chương trình học của sinh viên Ngành Biên kịch sân khấu
- Năm học đầu tiên: Sinh viên sẽ được hướng dẫn các kỹ năng về cách viết một kịch bản phim ngắn. Song song đó là tiếp cận kiến thức về viết đề cương cho một kịch bản phim dài.
- Năm học thứ 2: Các bạn sẽ được trang bị kỹ năng xây dựng đề cương dựng cảnh và viết kịch bản phim điện ảnh. Đồng thời thực hành hoàn thành 90 trang hoàn chỉnh. Ngoài ra, sinh viên cũng được hướng dẫn kỹ năng viết kịch bản phim tài liệu.
- Năm học thứ 3: Nâng cao kiến thức bằng việc viết phim truyền hình nhiều tập và cách chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh. Bên cạnh đó, còn được học viết kịch bản phim hoạt hình và quảng cáo.
- Năm học thứ 4: Hoàn thiện các kỹ năng và thực hiện xây dựng đề cương phim tốt nghiệp và biên tập kịch bản phim.
Kết luận
Ngành biên kịch sân khấu được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường và có mức thu nhập khá cao. Đây là ngành học giúp đào tạo ra những nhà biên kịch tài năng, đóng góp một phần vào sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật của đất nước. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!
điểm chuẩn của ngành
Mức điểm chuẩn của ngành biên kịch sân khấu dao động từ 18 đến 23 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét tuyển môn văn hóa, thí sinh còn phải dự thi phần thi năng khiếu do trường tự tổ chức.
Mức điểm chuẩn của ngành biên kịch sân khấu dao động từ 18 đến 23 điểm nha