Ngành Huấn luyện múa là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Huấn luyện múa

Để có được những tiết mục múa hoành tráng và đẹp mắt trên sân khấu là nhờ vào sự cố gắng tập luyện của rất nhiều người. Đó không chỉ là sự tập luyện không ngừng nghỉ của những người diễn viên múa mà còn là công sức của những nhà huấn luyện viên múa tài năng. Vậy hãy cùng tìm hiểu về ngành học thú vị mang tên Huấn luyện múa này.

Ngành Huấn luyện múa là gì?

Ngành Huấn luyện múa là ngành chuyên đào tạo những người trực tiếp huấn luyện múa, hướng dẫn và đào tạo các hoạt động của một đổi tuyển hoặc cá nhân. Huấn luyện viên múa có trách nhiệm làm việc với các diễn viên múa, hướng dẫn, đào tạo, khuyến khích và rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất, sức khỏe cho người diễn viên múa. Có thể nói nhà huấn luyện viên múa là người đứng sau sự thành công của những màn trình diễn trên sân khấu.

Ngành Huấn luyện múa
Ngành Huấn luyện múa là gì?

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Huấn luyện múa được tổ chức như sau:

  • Học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Học kỹ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu, Kết cấu múa cổ điển châu Âu, phân tích tác phẩm âm nhạc, các kiến thức văn học Việt Nam.
  • Học phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại, kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại, học các kiến thức văn học thế giới.
  • Học nâng cao phương pháp huấn luyện múa, phân tích tác phẩm múa, kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu, các kiến thức hỗ trợ tích cực như: mỹ học, tâm lý học…
  • Học và thực hành phương pháp huấn luyện múa. Học về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu.

Các khối thi vào ngành Huấn luyện múa là gì?

Các ngành học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thường xét tuyển các khối thi riêng biệt. Ngoài việc xét tuyển các môn học thuật thì những ngành này còn xét tuyển các môn năng khiếu theo tùy theo tiêu chuẩn riêng của từng ngành trong lĩnh vực này. Sau đây là các tổ hợp môn thi vào ngành Huấn luyện múa:

Ngoài ra, người học phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự thi năng khiếu ngành:

  • Đã tốt nghiệp trung cấp múa, cao đẳng múa hoặc đã công tác biểu diễn múa trong các đoàn nghệ thuật.

Điểm chuẩn ngành Huấn luyện múa là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành Huấn luyện múa năm 2020 của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là 20,2 điểm.

Bên cạnh đó, thí sinh đăng ký thi tuyển vào ngành này phải vượt qua 2 vòng thi sơ tuyển và chung tuyển của các cơ sở đào tạo. Cụ thể là:

Vòng Sơ tuyển:

  • Thực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.
  • Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.

Vòng Chung tuyển:

  • Môn 1: Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc quy định trong đề thi. Thời gian từ 2 đến 3 phút. Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày.
  • Môn 2: Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày.
  • Môn 3: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD – ĐT trở lên.

Trường nào đào tạo ngành Huấn luyện múa?

Vì là ngành đặc thù nên ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện múa. Hiện nay, chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đang đào tạo ngành học này.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Để trở thành một huấn luyện viên múa chuyên nghiệp trong tương lai, bạn không chỉ cần năng khiếu, sự khổ luyện mà còn phải trau dồi những kỹ năng, tố chất sau:

Ngành Huấn luyện múa
Ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Có kiến thức chuyên môn về phương pháp giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao cũng như khả năng truyền đạt, hướng dẫn trên lớp.
  • Thực hiện hệ thống động tác một cách chính xác, chuẩn mực, biên tập tốt các bài múa.
  • Có phương pháp giảng dạy phù hợp, chuyên nghiệp.
  • Có khả năng trình diễn và biểu diễn trên sân khấu một cách thuần thục, khéo léo, uyển chuyển kết hợp với phong thái tự tin.
  • Có niềm đam mê với nghệ thuật, văn hóa, giàu cảm xúc, nhiệt huyết với nghề.
  • Có ý tưởng, sáng tạo, xử lý tốt các tình huống bất ngờ.
  • Thích thể hiện bản thân qua những môn nghệ thuật, nhạy cảm với âm nhạc.

Cơ hội việc làm của ngành Huấn luyện múa như thế nào?

Có thể nói các hoạt động văn hóa nghệ thuật như đứa con tinh thần của mỗi con người. Do đó, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này luôn được các cơ quan đoàn thể cũng như Nhà nước chú trọng phát triển. Chính vì thế, Huấn luyện múa là ngành đang có nhu cầu nhân lực cao. Sau khi tốt nghiệp ngành Huấn luyện múa, bạn có thể làm việc tại nhiều cơ quan khác nhau như:

Ngành Huấn luyện múa
Cơ hội việc làm của sinh viên HLM ra sao?
  • Đoàn nghệ thuật, ca múa nhạc, các nhà hát.
  • Các vũ đoàn múa, các đoàn thể thao.
  • Huấn luyện viên múa cho các vận động viên nghệ thuật dụng cụ, những vận động viên múa thi đấu trên các trường khu vực và quốc tế.
  • Diễn viên múa tự do trên sân khấu.
  • Giảng viên dạy múa tại các trường hoặc trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp.

Mức lương làm việc trong ngành Huấn luyện múa là bao nhiêu?

Hiện nay, chưa có một con số cụ thể để nói về mức lương của ngành Huấn luyện múa. Mức thu nhập của ngành này tùy vào trình độ, năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Ngoài ra địa điểm làm việc cũng là yếu tố quyết định đến mức thu nhập của bạn. Nếu bạn làm việc trong những vũ đoàn mới thành lập, không nổi tiếng chắc hẳn sẽ có mức lương thấp hơn các đoàn nghệ thuật, vũ đoàn có thương hiệu và có vị trí trong ngành. Ngoài ra, sau mỗi chương trình hay đợt huấn luyện, bạn có thể được nhận thêm tiền bồi dưỡng hoặc những đãi ngộ khác.

Kết luận

Ngành Huấn luyện múa không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời, các học viên cũng được rèn luyện các phẩm chất đạo đức, các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, lên kế hoạch và quản lý để phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Huấn luyện múa. Nếu bạn thực sự có năng khiếu và đam mê với bộ môn nghệ thuật múa và mong muốn góp sức mình để tạo ra những diễn viên múa tài năng, những tác phẩm tuyệt vời thì đây có thể là một ngành nghề thích hợp cho bạn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *