Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam học là một ngành mới, có nhiều cơ hội việc làm, được nhiều người học quan tâm và lựa chọn. Để giúp bạn hiểu thêm về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin quan trọng liên quan đến ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.

Ngành Tiếng Việt và Văn Hóa Việt Nam học là gì?

Ngành Tiếng Việt và Văn Hóa Việt Nam học là ngành học  thuộc lĩnh vực xã hội, cho phép sinh viên học và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Đây là ngành học đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Việt, nhằm duy trì và bảo tồn được những giá trị, bản sắc dân tộc không bị mai một trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngôn ngữ cũng như văn hóa, văn học Việt. Ngoài ra, sinh viên còn được lựa chọn học thêm một ngôn ngữ để theo kịp với xu thế toàn cầu hóa của thế giới. Đồng thời, ngành học còn giúp cho sinh viên có thêm kiến thức cũng như trải nghiệm thiết thực, sử dụng một cách thành thạo Tiếng việt, kỹ năng tác nghiệp báo chí, kỹ năng nhận diện và soạn thảo các thể loại văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

Các khối thi vào ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là gì?

Để theo học ngành này các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A, C và D quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:

Điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam? 

Điểm chuẩn của ngành theo từng năm được nhận xét là khá cao từ 14 – 22 điểm. Vì đây là ngành đòi hỏi lượng lớn kiến thức về văn hóa xã hội, khoa học nhân văn. Ngoài ra, một số trường sử dụng phương thức xét tuyển học bạ và bài thi đánh giá năng lực. Xét học bạ là hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của ba năm học 10, 11, 12 (TB 3 năm >= 6). Đánh giá năng lực là bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút. Hình thức xét tuyển này được áp dụng nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề mà không đánh giá việc học thuộc lòng của học sinh. Điểm bài thi này được tính >= 600 điểm.

Hiện nay, ở nước ta có rất ít cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo các trường sau:

Liệu bạn có phù hợp với ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam?

Để biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể xem xét một số các tiêu chí sau:

Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt
  • Có thiên hướng nghệ thuật
  • Có cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ
  • Ham học hỏi, kiên trì, nhẫn lại
  • Nhạy bén, linh hoạt, dễ dàng thích ứng với mọi điều kiện

Học ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cần học giỏi môn gì?

Để trả lời câu hỏi trên ta cần xem xét tổ hợp xét tuyển của ngành này. Có thể thấy, dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Văn. Sở dĩ tiền thân của ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là ngành Ngữ Văn. Ngoài ra, nếu bạn là một người đam mê về ngôn ngữ thì không thể bỏ qua những kiến thức về môn Lịch Sử. Nắm chắc được lịch sử sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta khi theo học ngành này. Thông thạo một thứ tiếng khác, đặc biệt là tiếng Anh là một ý tưởng không tồi cho việc xét tuyển vào ngành học này. 

Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?

Sinh viên chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của mình như:

Ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành này như thế nào?
  • Nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ví dụ như: Nhân viên truyền thông – xã hội, nhân viên biên dịch truyện, nhân viên soạn thảo sách…
  • Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông. Ví dụ: Biên tập viên mục du lịch, mục văn hóa xã hội tại báo Đời sống pháp luật, báo Vnexpress… hay biên tập các kênh truyền thông liên quan đến ngành học.
  • Làm phóng viên chuyên mục ngôn ngữ học, văn hóa, du lịch. Ví dụ như: Phóng viên mảng du lịch Kenh14.vn, phóng viên mảng giáo dục báo Vietnamnet, Phóng viên báo Du lịch Việt Nam, hay tạp chí ngành liên quan.
  • Chuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ học, về văn học nghệ thuật. Ví dụ như: nghiên cứu ngôn ngữ học tại trường học, viện bảo tàng văn hóa…

Ngoài ra, các bạn cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ,…

Mức lương dành cho người làm ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam như thế nào?

Mức lương đối với những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng. Nếu đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm, mức lương từ 9 – 12 triệu. Đối với những cá nhân có thâm niên từ 3 – 5 năm hoặc trên 5 năm mức lương sẽ rất cao từ 15 – 25 triệu/tháng.

Kết luận

Hiện nay, ngành này được nhận xét là một trong những lĩnh vực mới và có cơ hội việc làm cao. Để vào được ngành học không phải là con đường khó. Các khối thi tuyển rất phong phú nhằm tạo nhiều cơ hội cho nhiều sinh viên đam mê ngôn ngữ được tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ. Ngành học đào tạo cho sinh viên những kiến thức căn bản và nâng cao về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng gìn giữ cũng như trau dồi thêm những giá trị cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *