Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật tuyển khoáng là một trong những ngành nằm trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Ngành này giúp khai thác và chế biến khoáng sản phát huy tối đa năng suất của mình. Bài viết dưới đây xin cung cấp một số kiến thức, thông tin đáng lưu tâm về ngành kỹ thuật tuyển khoáng.

Ngành kỹ thuật tuyển khoáng là gì?

Kỹ thuật tuyển khoáng (tiếng Anh: Mineral Engineering) là phụ trách các công việc liên quan đến lĩnh vực tuyển khoáng như: vận hành quy trình công nghệ xưởng, thiết kế xưởng tuyển khoáng, vận hành thiết bị tuyển khoáng, điều chỉnh các chỉ tiêu công nghệ đảm bảo yêu cầu sản xuất.

Ngành kỹ thuật tuyển khoáng là gì?

Tham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu trong các phương pháp giám định khối lượng, chất lượng sản phẩm, tư vấn về vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản, tiếp nhận, triển khai và chuyển giao công nghệ, tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp. Ngành học giúp sinh viên nắm được các kỹ năng nghề nghiệp như: Thiết kế công nghệ xưởng tuyển khoáng, vận hành tốt các thiết bị công nghệ chính thuộc xưởng tuyển khoáng…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật tuyển khoáng là gì?

Có tất cả 04 tổ hợp cho thí sinh đăng ký. Cụ thể như sau:

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật tuyển khoáng và các trường đào tạo

Năm 2019, Ngành KTTK có mức điểm dao động từ 13-18 điểm. Theo như số liệu năm 2020, ngành KTTK có mức điểm là 15 điểm theo phương thức xét điểm thi THPTQG.

Vì tính chất đặc thù của ngành kỹ thuật tuyển khoáng là làm việc gần khu công nghiệp, khu có nhiều khoáng sản. Do đó, năm 2021 chỉ có 02 trường đào tạo ngành này ở khu vực miền Bắc. Đó là:

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật tuyển khoáng?

Không giống như các chuyên ngành đào tạo khác, ngành KTTK có yêu cầu khá cao đối với nguồn nhân lực của ngành. Đó là:

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật tuyển khoáng?
  • Niềm đam mê với nghề tuyển khoáng
  • Khả năng nghiên cứu, đánh giá
  • Khả năng phân tích, tổng hợp
  • Nghiêm túc trong công việc
  • Tính tỉ mỉ, nhẫn nại
  • Chịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc
  • Sức khỏe thể lực tốt
  • Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành
  • Khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc
  • Kỹ năng lãnh đạo, điều hành
  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Học ngành kỹ thuật tuyển khoáng cần học giỏi môn gì?

Như có thể thấy trong tổ hợp xét tuyển, sinh viên theo đuổi ngành KTTK phải học tốt 03 môn là Toán, Hóa học và Tiếng Anh. Toán học hỗ trợ sinh viên trong công tác phân tích tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan tới khoáng sản. Bên cạnh đó, môn Hóa học là bộ môn mà các sĩ tử có ý định thi vào KTTK nên chú trọng. Sinh viên học tốt môn hóa mới có thể học tốt các môn chuyên ngành như: Tinh thể khoáng vật – Khoáng sàng học, đồ án chuẩn bị khoáng sản, lấy mẫu – phân tích mẫu… Ngoài ra, tiếng Anh luôn là công cụ giúp các kỹ sư tuyển khoáng tương lai có thể tự nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước mà không gặp bất kỳ cản trở nào.

Cơ hội việc làm dành cho ngành KTTK như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình KTTK ở các trường đại học nêu trên, sinh viên có thể tham gia ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc như:

  • Vận hành các thiết bị công nghệ chính thuộc xưởng tuyển khoáng, chỉ huy vận hành sản xuất trong dây chuyền
  • Nhân viên thuộc phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) tại các mỏ, xưởng tuyển, phụ trách lấy mẫu tuyển khoáng
  • Thực hiện chính công việc thí nghiệm – nghiên cứu về tuyển khoáng
  • Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành tuyển khoáng, chế biến khoáng sản
  • Nhân viên thiết kế: Thực hiện công việc thiết kế công nghệ xưởng tuyển khoáng
  • Chuyên viên các đơn vị hành chính nhà nước về quản lý tài nguyên – môi trường
  • Chuyên viên tư vấn, tham mưu về xây dựng giá thành, chế biến khoáng sản của tập đoàn, công ty 
  • Quản lý xây dựng và giám sát các định mức kinh tế, kỹ thuật chế biến khoáng sản
  • Chuyên viên giám sát kỹ thuật tuyển khoáng, quy trình, quy phạm tuyển khoáng trong chế biến khoáng sản của các đơn vị thành viên

Có thể dễ dàng nhận thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo là 98%.

Mức lương dành cho người làm ngành KTTK là bao nhiêu?

Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng là ngành đặc thù ở một vài công ty, xí nghiệp có khai thác khoáng sản nên mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của nhân viên tại vị trí đó và tính hiệu quả của công việc. Do vậy, chưa có mức lương cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên có một điểm chung là các kỹ sư tuyển khoáng cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các kỹ sư ở vị trí khác. Bao gồm:

Mức lương dành cho các kỹ sư tuyển khoáng là bao nhiêu?
  • Lương cứng
  • Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
  • Lương tháng thứ 13
  • Phụ cấp ăn trưa
  • Nghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)
  • Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…

Kết luận

Ngành kỹ thuật tuyển khoáng ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Sinh viên Kỹ thuật tuyển khoáng được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tuyển khoáng trong những điều kiện nhất định. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực khai thác khoáng sản, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *