Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một ngành mới, có nhiều cơ hội việc làm. Ngành học tập trung chủ yếu đào tạo kiến thức liên quan đến văn hóa dân tộc thiểu số. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin quan trong về ngành văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì?

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là ngành học thuộc lĩnh vực xã hội, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số. Ngành học ra đời nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho sinh viên khai thác và phát huy văn hóa của từng địa phương.

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì?

Theo ngành học này, sinh viên được tiếp cận giá trị văn hóa của các địa phương từ Bắc xuống Nam. Đồng thời còn cung cấp cho sinh viên một cái nhìn mới hơn về di sản văn hóa gắn với từng dân tộc. Học ngành văn hóa các dân tộc thiểu số còn giúp cho sinh viên rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Từ đó có một cái nhìn chuyên sâu về văn hóa các dân tộc thiểu số.

Các khối thi vào ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì?

Từ tên của ngành có thể thấy được ngành học này liên quan đến các môn học xã hội. Hiện nay, một số trường Đại học ngoài sử dụng các khối thi chính là C và D còn sử dụng thêm một số tổ hợp môn để xét tuyển.

Điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành văn hóa các dân tộc thiểu số VN là bao nhiêu?

Nhìn chung, mặt bằng điểm xét tuyển đầu vào của các ngành xã hội là không quá cao. Nó tùy thuộc vào điểm thi của các sĩ tử qua kì thi THPT quốc gia. Tính từ năm 2017 trở lại đây, mức điểm xét tuyển cao nhất của ngành này dao động từ 14 – 24,25 điểm. Gần đây nhất, điểm chuẩn ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2020 dao động từ 15 -20 điểm.

Hiện nay, nước ta chỉ có 3 trường đào tạo ngành văn hóa các dân tộc thiểu số:

Cơ hội việc làm dành cho ngành học này như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, sinh viên có cơ hội làm việc tại:

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào?
  • Các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa. 
  • Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.
  • Hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu vui chơi, khu du lịch, bảo tàng văn hóa.
  • Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh về kênh tiếng dân tộc.
  • Tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Ngành học văn hóa các dân tộc thiểu số không chỉ tuyển đầu vào đủ điểm chuẩn mà còn cần có những tố chất sau:

Ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Có khả năng nghiên cứu, biết cách sưu tầm v­­­­­­­­­­à phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Nắm vững được các kỹ năng về việc lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số.
  • Có khả năng nói thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng công tác.
  • Có lập trường, tư tưởng vững chắc, thái độ nghiêm, túc kiên trì trong công việc.
  • Có ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tính kỷ luật cao.
  • Khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, biết cách kết hợp hài hòa giữa quyền lợi bản thân với lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.
  • Biết cách tôn trọng và học hỏi nhân văn về nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở nơi công tác. 

Học ngành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam cần giỏi môn gì?

Để trả lời câu hỏi trên ta cần xem xét tổ hợp xét tuyển của ngành này. Ngành xét tuyển 2 tổ hợp là C và D. Như vậy có thể thấy môn học đáng chú trọng ở đây là môn Ngữ văn. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc trau dồi khả năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, Lịch sử cũng là một thế mạnh nếu những ai đam mê và muốn chinh phục ngành học này. Môn Địa lý cũng được nhắc đến trong danh sách môn học chúng ta cần nắm vững. Đặc biệt, thông thạo một ngoại ngữ cũng là một điểm cộng cho bạn khi theo học ngành này. Đa số những sinh viên chọn ngành học này đều có thế mạnh về các môn xã hội.

Mức lương dành cho ngành văn hóa dân tộc thiểu số là bao nhiêu?

Mức lương cơ bản hiện nay theo định của Nhà nước về chức vụ cán bộ sẽ dao động từ 5 – 6 triệu/tháng. Đối với những cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tư nhân mức lương này sẽ cao hơn từ 6 – 9 triệu/tháng, hoặc có thể trên 10 triệu nếu bạn có năng lực và kinh nghiệm.

Kết luận

Có thể nhận định rằng, ngành học này với sứ mệnh đào tạo ra những nhân tài cho tổ quốc. Nhằm mục đích có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa dân tộc. Chắc hẳn những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nếu bạn có hứng thú với ngành học này thì hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng để thử sức bản thân nhé!

Đánh giá bài viết
    • Khánh Ngân đã trả lời:

      Làm việc tại:
      Các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương
      Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa.
      Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.
      Hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu vui chơi, khu du lịch, bảo tàng văn hóa.
      Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh về kênh tiếng dân tộc.
      Tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *