Ngành chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử

Đối với nhóm ngành chỉ huy kỹ thuật, rất dễ để đề cập tới công binh, bộ binh, tăng thiết giáp… Tuy nhiên, ngành chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử lại là một ngành ít ai biết tới. Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến ngành này.

Ngành Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là gì?

Tác chiến điện tử  (tiếng Anh: Electronic Warfare – EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.

Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử
Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là gì?

Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, chịu trách nhiệm trong công tác chuyên môn về kỹ thuật. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.

Các khối, tổ hợp xét tuyển vào ngành này là gì?

Hiện tại thông tin cụ thể về tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo và điểm chuẩn đối với chuyên ngành này vẫn đang được tiếp tục cập nhật.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử?

Để biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:

  • Phẩm chất đạo đức tốt
  • Đam mê với ngành nghề đang theo học, rèn luyện
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh
  • Giữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội
  • Tác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán
  • Có khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình
  • Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
  • Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị
  • Đảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng
  • Mắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn
  • Thái độ học tập nghiêm túc
Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử
Liệu đây có phải là ngành học dành cho bạn?
  • Có chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước
  • Tư duy linh hoạt, thông minh
  • Có đủ phẩm chất cần thiết
  • Tuân theo các quy định của nhà trường
  • Chịu được áp lực, sức ép lớn
  • Có tính kỷ luật cao
  • Trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Yêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc
  • Ưu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết
  • Sẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi
  • Khả năng làm việc nhóm tốt
  • Tác phong đứng đắn, nghiêm minh
  • Khả năng sử dụng thuần thục các trang thiết bị, vũ khí
  • Có quan điểm, lập trường riêng

Học ngành Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử cần học giỏi môn gì?

Ngành chỉ huy kỹ thuật Không quân hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, ngành tác chiến điện tử cũng là một ngành yêu cầu người học sự cố gắng cao độ thì mới có thể vượt qua được. Cụ thể các lĩnh vực TCĐT như:

  • Trinh sát điện tử

Là loại hình trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành từ mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước. Trinh sát điện tử bao gồm sáu loại trinh sát sau: trinh sát vô tuyến điện, trinh sát vô tuyến truyền hình, trinh sát nhiệt (trinh sát hồng ngoại), trinh sát radar, trinh sát âm thanh, trinh sát thủy âm.

  • Bảo vệ điện tử

Gồm toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử.

  • Chế áp điện tử

Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHKTTCĐT sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác cụ thể. Ví dụ như: Cục tác chiến điện tử, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.

Bên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành giảng viên các chuyên ngành liên quan.

Mức lương dành cho người làm ngành Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là bao nhiêu?

Mức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian, khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:

Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử
Mức lương dành cho người công tác tại vị trí này là bao nhiêu?
  • Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
  • Phụ cấp ăn trưa
  • Nghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)
  • Phụ cấp xăng xe

Kết luận

Có thể nhận định rằng, ngành chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là một ngành học chứa nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, nó sẽ là ngành học mang lại nhiều trải nghiệm mà các ngành khác không có được. Nhìn chung, ngành CHKTTCĐT là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nếu có đam mê, hãy theo đuổi tới cùng để đạt được thành công trong lĩnh vực này.

Đánh giá bài viết
    • Khánh Ngân đã trả lời:

      Mình gửi thông tin: Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic Warfare – EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *