Ngành Luật kinh tế học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Dù đã có mặt từ những năm 1970, ngành Luật kinh tế chỉ mới nhận được sự quan tâm của đông đảo các sĩ tử và các bậc phụ huynh có con em chuẩn bị tham gia kỳ thi đại học trong vài năm gần đây. Giới trẻ không ngừng truyền tai nhau về một ngành học “phất lên như diều gặp gió”, rằng ai tốt nghiệp Luật kinh tế cũng dễ dàng tìm được công việc xịn sò và cả địa vị xã hội đáng ngưỡng mộ. Vậy thì ngành Luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên Luật kinh tế như thế nào? Hãy cùng bài bài viết sau giải đáp những thắc mắc về ngành này.

Ngành Luật kinh tế là học gì?

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh ba mối quan hệ sau:

  • Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh
  • Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình thực hiện hợp tác kinh doanh
  • Mối quan hệ giữa chính các phòng ban, bộ phận của một doanh nghiệp

Đúng như tên gọi, ngành Luật kinh tế gồm hai phần: “luật” và “kinh tế”. Khác với ngành Luật, ngành Luật KT chỉ cung cấp những kiến thức căn bản nhất về các bộ Luật cho sinh viên. Sau khi hoàn thành các môn đại cương, sinh viên chuyên ngành này sẽ được giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về bộ Luật kinh tế. Như đã nói, sinh viên Luật kinh tế cũng cần hiểu rõ về các doanh nghiệp. Thế nên, hầu hết các trường đào tạo Luật kinh tế cũng giảng dạy các kiến thức nền về doanh nghiệp và kinh tế.

"<yoastmark

Các khối thi vào ngành Luật kinh tế là gì?

Các cơ sở đào tạo ngành Luật Kinh tế thường xét tuyển các khối thi sau:

Ngoài ra, một số trường xét tuyển các tổ hợp môn khá đặc biệt

  • Toán Học, Vật Lý, Ngoại Ngữ (Tiếng Nga/Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp)
  • Toán Học, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ (Tiếng Nga/Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp)

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Luật kinh tế là bao nhiêu?

"Điểm

Các cơ sở đào tạo ngành này thường xét tuyển kết quả thi THPTQG và điểm chuẩn sẽ dao động khoảng 16.5 – 29 điểm. Con số này cao hơn khá nhiều so với các ngành khác. Ngoài ra, các sĩ tử cũng nên lưu ý những phương thức mới để tuyển sinh ngành Luật kinh tế năm 2021. Cụ thể:

  • Xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi quốc tế
  • Xét tuyển dựa trên học bạ và năng lực sử dụng ngoại ngữ
  • Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ của các khối thi

Ví dụ đối với khối D01, cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển bằng kết quả học tập của các môn Ngữ Văn, Toán Học và Tiếng Anh. 

Trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế?

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Ngành Luật kinh tế gồm những chuyên ngành nào?

"<yoastmark

Luật kinh tế là một khái niệm rất rộng lớn và phức tạp vì nó bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ. Vì thế, tại các cơ sở đào tạo, ngành Luật kinh tế thường sẽ được chia ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ và cụ thể hơn. Việc phân chia chuyên ngành này giúp sinh viên dễ dàng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể của Luật KT. Sau đây là một số chuyên ngành của ngành Luật kinh tế:

  • Luật Thương mại quốc tế
  • Luật Kinh doanh
  • Luật Tài chính – Ngân hàng
  • Luật Đầu tư
  • Luật Chứng khoán

Liệu bạn có phù hợp với ngành Luật kinh tế?

Chắc chắn việc bạn dấn thân vào một ngành kết hợp giữa luật pháp và thương mại sẽ đặt ra cho bạn rất nhiều thách thức. Bạn sẽ phải rèn giũa cho mình tố chất cần thiết của cả ngành Luật lẫn ngành Thương mại. Hãy cùng tìm hiểu những “hành trang” cần thiết cho bạn khi bước vào ngành Luật kinh tế nhé:

  • Luôn giữ bình tĩnh và lý trí trong mọi tình huống
  • Khả năng tư duy logic và xử lý vấn đề
  • Khả năng ứng biến linh hoạt
  • Tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực cao
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục người khác
  • Năng lực ngoại ngữ

Học ngành Luật kinh tế cần giỏi môn gì?

Học luật kinh tế cần giỏi môn gì?
Học luật kinh tế cần giỏi môn gì?

Các môn thi để xét tuyển vào ngành học này khá đa dạng và chiếm tỷ lệ gần như đồng đều. Đó là bởi vì yêu cầu của ngành này đối với người học khá khắt khe. Nếu muốn theo học Luật kinh tế, bạn cần xác định mình yêu thích hoặc học tốt những môn học của khối thi nào và tập trung đầu tư vào những môn này. Ngoài ra, hãy dành thời gian để tìm hiểu về các kiến thức thực tế trong cuộc sống cũng như tập nhìn nhận, lý giải những sự việc xảy ra quanh bạn. Những điều này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp bạn học tập hiệu quả ở môi trường Luật kinh tế, trong khi các thí sinh khác có lẽ vẫn chưa thể thích nghi với môi trường đại học.

Cơ hội làm việc dành cho ngành Luật kinh tế như thế nào?

Cùng với sự ra đời và phát triển chóng mặt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Luật kinh tế cũng tăng chóng mặt. Nếu bạn là một cử nhân Luật với những kiến thức chuyên môn vững chắc và các kỹ năng mềm cần thiết, bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc ưng ý trong ngành Luật KT. Sau đây là một số vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế:

  • Luật sư
  • Nhân viên văn phòng công chứng
  • Chấp hành viên
  • Thẩm tra viên
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp
  • Chuyên viên nghiên cứu hành pháp, lập pháp và tư pháp tại các cơ quan nhà nước
  • Giảng viên Luật kinh tế
    Học Luật kinh tế ra trường làm gì?
    Học Luật kinh tế ra trường làm gì?

MỨC LƯƠNG CỦA NGƯỜI LÀM NGÀNH LUẬT KINH TẾ LÀ BAO NHIÊU?

Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp Luật kinh tế thường chỉ nhận mức lương chỉ xấp xỉ 6 triệu đồng/tháng, nhưng con số này có thể tăng gấp vài lần sau một vài năm công tác trong ngành. Thậm chí, một số vị trí cấp cao trong ngành Luật KT có thể nhận đến 40 triệu đồng/tháng. Mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành như sau:

  • Luật sư – 40 triệu VNĐ/tháng
  • Nhân viên văn phòng công chứng – 40 triệu VNĐ/tháng
  • Chấp hành viên – 12 triệu VNĐ/tháng
  • Thẩm tra viên – 12 triệu VNĐ/tháng
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp – 21 triệu VNĐ/tháng
  • Chuyên viên nghiên cứu hành pháp, lập pháp và tư pháp tại các cơ quan nhà nước – 12 triệu VNĐ/tháng
  • Giảng viên Luật kinh tế – 12 triệu VNĐ/tháng

KẾT LUẬN

Nếu lựa chọn ngành Luật kinh tế, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Để có thể tồn tại và phát triển trong ngành này, bạn sẽ cần phải không ngừng cải thiện tư duy logic, khả năng suy luận cũng như cập nhật những đổi mới trong các bộ Luật hoặc trong lĩnh vực thương mại. Bù lại, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn, xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng có rất nhiều chính sách đãi ngộ đi kèm dành cho người làm trong ngành.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *