Ngành Kinh tế nên học trường nào? Danh sách các trường đào tạo ngành Kinh tế tốt nhất

Ngành Kinh tế học trường nào

Ngành Kinh tế đang được ưu tiên phát triển đối với việc các bạn học sinh mới tốt nghiệp xong thì việc tìm kiếm một ngôi trường phù hợp là rất khó. Bài viết dưới đây cho các bạn biết ngành Kinh tế học trường nào? Bởi ngành này đang được đầu tư và phát triển rất lớn.

Danh mục bài viết

Khái quát về ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế học trường nào

Ngành Kinh tế ( hay còn gọi là Kinh tế học) là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau.

Ngành Kinh tế gồm những môn học nào?

Dưới đây là những chuyên ngành kinh tế mà bạn có thể tham khảo.

Ngành Kinh tế

Ngành học cơ bản nhất của Kinh tế là ngành Kinh tế học, đây là ngành học chung các kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Tùy theo định hướng nghiên cứu của mình, bạn có thể lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế học, kinh tế học tài chính, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển hay kinh tế đầu tư,… 

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng là ngành học luôn nằm trong top những ngành kinh tế có điểm chuẩn đầu vào và tỷ lệ cạnh tranh cao nhất tại các trường Đại học. Bên cạnh những kiến thức về tài chính, tiền tệ, định chế tài chính và ngân hàng, trong khối ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành như: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, phân tích và đầu tư tài chính… hay một số ngành mới bao gồm: Công nghệ tài chính, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính,… 

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán – Kiểm toán cũng là một trong những ngành học thuộc khối Kinh tế có điểm chuẩn khá cao. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần đến bộ phận Kế toán, vì vậy đây được xem là chuyên ngành học có tính ổn định nhất trong ngành Kinh tế. 

Ngành Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế – Logistics

Xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới như hiện nay. Vì thế, những ngành học liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, logistics và quản trị chuỗi cung ứng,… luôn có tỉ lệ cạnh tranh gắt gao và điểm chuẩn đầu vào cao. 

Ngành Marketing và Quan hệ công chúng

Tiếp thị là khâu quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh và hiện nay quản trị Marketing đã trở thành “vũ khí” quan trọng để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tìm được chỗ đứng của mình trong thị trường và thu hút khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng của ngành Marketing đều có xu hướng tăng mỗi năm, bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của bộ phận Marketing và sẵn sàng chi ngân sách lớn để thực hiện những chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. 

Một số ngành Quản trị và Quản lý

Bao gồm các ngành: Khoa học quản lý, quản lý công, quản trị kinh doanh, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, quản lý dự án, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị điều hành thông minh, quản trị chất lượng và đổi mới, quản trị khách sạn, quản trị nguồn nhân lực,… 

Ngành Toán ứng dụng kinh tế và Công nghệ thông tin trong kinh tế

Bao gồm các ngành: Toán ứng dụng kinh tế, thống kê kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, phân tích kinh doanh (theo định hướng Business Analyst). Ngoài ra, với xu hướng ứng dụng Big Data vào kinh tế như hiện nay, ngành Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh cũng đang là một ngành thu hút các bạn trẻ đam mê công nghệ và muốn làm việc trong ngành Kinh tế. 

Một số chuyên ngành Kinh tế khác

Kinh tế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến nảy sinh các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đòi hỏi tính chuyên môn hóa. Bạn có thể tham khảo một số ngành học bao gồm: Thương mại điện tử, bất động sản, bảo hiểm – định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro…

Ngành Kinh tế nên học trường nào miền Bắc?

Nếu tại miền Bắc mà bạn còn đang băn khoăn, lo lắng chưa biết chọn trường Đại học nào về khối ngành Kinh tế thì những ngôi trường đứng top dưới đây sẽ là lựa chọn rất thú vị cho bạn.

Học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân là một trong những trường đại học đào tạo ngành kinh tế chất lượng nhất ở khu vực miền Bắc. Nếu bạn đang mong được học về ngành kinh tế trong một môi trường tốt, chuyên sâu thì đây chính là lựa chọn hàng dầu dành cho bạn.
  • Với kinh nghiệm đào tạo và giảng dạy, cùng môi trường hòa đồng tích cực. Hứa hẹn sẽ là nơi để các bạn có thể hết mình theo đuổi đa mê trong quãng đường đại học của mình.

Học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương (FTU)

  • Đại học Ngoại thương là trường đại học có chất lượng giảng dạy tốt nhất Việt Nam và điểm đầu vào luôn ở top đầu của các trường đại học. Đây là ngôi trường mơ ước của bao bạn trẻ, mong muốn được học tập trong môi trường chất lượng và năng động như thế
  • Đại học ngoại thương được nhiều trường đại học quốc tế công nhận và thiết lập quan hệ đào tạo như Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ.

Học ngành Kinh tế tại Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)

  • Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học. Trường có bề dày lịch sử và nhiều thành tích đạt được trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển.
  • Giảng viên được đào tạo từ các trường nổi tiếng từ nước ngoài, trong quá trình học tập tại trường sinh viên sẽ được hỗ trợ học bổng du học hay những chuyến đi ngắn hạn sang nước bạn học hỏi.

Học ngành Kinh tế tại Đại học Thương mại (TMU)

  • Trường Đại học Thương Mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.
  • Hằng năm có hàng ngàn thí sinh đăng kí xét tuyển chuyên ngành kinh tế tại trường. Có thể thấy ngoài cơ sở đào tạo chất lượng bật nhất Hà Nội, nội dung và kiến thức của giảng viên cũng là điều được đông đảo học sinh bị thu hút. Sinh viên sau khi ra trường với vốn kinh nghiệm đã tích lũy được sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều ngành nghề.

Ngoài ra còn có những trường sau:

Ngành Kinh tế nên học trường nào miền Trung?

Đối với các bạn là con dân Miền Trung hoặc yêu thích mảnh đất này và muốn theo học khối ngành Kinh tế thì đoạn văn dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng.

Học ngành Kinh tế tại Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

  • Nếu bạn đang phân vân không biết học ngành kinh tế ở đâu tại khu vực miền Trung. Thì Trường đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung Việt Nam.
  • Trường có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Cùng với lực lượng cơ hữu trên, còn có sự tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ chuyên ngành của đội ngũ hàng trăm giảng viên từ các trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Bên cạnh đó còn có những trường sau:

Ngành Kinh tế nên học trường nào miền Nam?

Đối với một môi trường sôi động bật nhất Việt Nam. Những trường có đào tạo chuyên ngành Kinh tế tại khu vực miền Nam rất nhiều. Chuyên ngành Kinh tế của những trường này có bề dày kinh nghiệm trong việc giảng dạy, hỗ trợ cho sinh viên. Nếu bạn đang có mong muốn học chuyên ngành này nhưng không biết phải học ở đâu. Thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về ngành học này của các trường tại khu vực miền Nam.

Học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

  • Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế. Môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, tính chuyên nghiệp cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu.

Học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) (UEL)

  • Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) (UEL) là trường có bề dày kinh nghiệm được xem là ít hơn so với các trường khác trong khu vực.
  • Điểm chuẩn trường này cũng khá cao, ngành Kinh Doanh Quốc tế có năm cao bằng Ngoại Thương. Đại học Kinh tế – Luật có một tiềm năng vô cùng lớn để trở thành một trường đại học hàng đầu trong nước và trong khu vực.

Học ngành Kinh tế tại Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF)

  • Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh là một trường dân lập đào tạo về kinh tế. Học phí tầm 65.000.000 VNĐ/ năm nhưng chính sách học bổng ở đây rất tốt, trường xét tuyển theo hai phương thức: xét tuyển đại học và xét học bạ.
  • Trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu. Xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo. Phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng.

Học ngành Kinh tế tại Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM)

  • Trường Đại học Tài chính – Marketing là trường đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là 2 ngành mũi nhọn Marketing và Tài chính Ngân hàng.
  • Với kinh nghiệp lâu năm trong quá trình đào tạo, kiến thức chuyên sâu mà đội ngũ giảng viên là những giáo sư tiến sĩ có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế. Hứa hẹn đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho sinh viên theo học chuyên ngành kinh tế.

Xem thêm những trường sau:

Học ngành Kinh tế có khó hay không?

Học ngành Kinh tế học có thể đối với mỗi người có mức độ khó khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, khả năng, và nỗ lực cá nhân. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi đánh giá mức độ khó của ngành Kinh tế học và việc ra trường sau khi học ngành này:

Khó khăn trong việc học

  • Lý thuyết phức tạp: Một số khía cạnh của Kinh tế học, đặc biệt là lý thuyết vi mô và vi mạch, có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và mô hình.
  • Toán học: Kinh tế học thường sử dụng toán học để mô hình hóa và phân tích các vấn đề. Điều này có thể đòi hỏi kiến thức toán cao cấp, và có thể là một thách thức đối với những người không quen thuộc với toán học.
  • Phân tích dữ liệu: Ngành Kinh tế học ngày càng hướng tới việc sử dụng dữ liệu thực tế để tạo ra thông tin. Khả năng làm việc với dữ liệu và phân tích dữ liệu là một kỹ năng quan trọng.

Mức độ khó trong việc ra trường

  • Cạnh tranh việc làm: Ngành Kinh tế học có sự cạnh tranh cao trong thị trường việc làm. Tuy nhiên, những người có kiến thức chất lượng và kỹ năng phân tích tốt vẫn có cơ hội tốt tìm được việc làm trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, quản lý doanh nghiệp, chính trị và chính sách kinh tế.
  • Cần liên tục cập nhật kiến thức: Lĩnh vực Kinh tế học thay đổi liên tục do sự phát triển của thế giới kinh tế và xã hội. Để duy trì giá trị trong ngành, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức và theo dõi xu hướng mới.

Những lợi thế khi học ngành Kinh tế

Học ngành Kinh tế mang đến nhiều lợi thế quan trọng. Việc nắm vững kiến thức kinh tế giúp hiểu rõ cơ cấu và hoạt động của nền kinh tế, từ đó dự đoán và phân tích xu hướng kinh tế. Kỹ năng viết trong ngành này cung cấp khả năng diễn đạt logic, phân tích sự phức tạp và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng. Điều này quan trọng cho việc thuyết trình, viết bài luận và báo cáo chiến lược kinh doanh. Học Kinh tế học viết còn giúp phát triển khả năng nghiên cứu, thấu hiểu thị trường và hỗ trợ quyết định kinh doanh hiệu quả.

Những cuốn sách về ngành Kinh tế hay nhất

Để bổ sung kiến thức, ngoài việc học ở trường là chưa đủ mà thay vào đó các bạn nên chủ động đọc các sách có liên quan đến chuyên ngành. Sau đây là ba quyển sách mà bạn có thể tham khảo:

  • Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh – John Brooks: Những bản chất bất thường của thế giới tài chính tài các sự kiện phố Wall.
  • Lược sử kinh tế học – Niall Kishtainy: Những cột mốc của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế. 
  • Doanh Nghiệp Của Thế Kỷ 21 – Robert T. Kiyosaki: Lời khuyên của tác giả về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi tư duy làm giàu đúng đắn. 

Kết luận

Có thể thấy việc lựa chọn trường học thích hợp bản thân về ngành Kinh tế là vô cùng khó khăn. Vì có rất nhiều những điều liên quan đến chúng ta như liệu trường này có tốt hơn trường kia, học phí trường này có rẻ hơn trường kia. Mong rằng qua bài viết trên của Reviewedu.net có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đưa ra những quyết định phù hợp khi lựa chọn cho bản thân hoặc con mình những ngôi trường có giảng dạy ngành nghề này.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *