Ngành Sư phạm nghệ thuật là gì? Thi khối gì? Có dễ xin việc không?

ngành sư phạm nghệ thuật

Ngành Sư phạm nghệ thuật là một ngành học khá mới mẻ nên có khá nhiều bạn không hiểu rõ về ngành này. Vậy Ngành Sư phạm nghệ thuật là gì? Học khối gì và sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc hay không? Hãy cùng Reviewedu.net bạn tìm hiểu về ngành học này để biết thêm thông tin tổng quan về Ngành Sư phạm nghệ thuật.

Ngành Sư phạm nghệ thuật là gì?

Ngành Sư phạm nghệ thuật ( Mã ngành: 7140245) là một ngành học được chia thành nhiều mảng chính. Các phương tiện và hình thức thể hiện nghệ thuật đã thay đổi theo thời gian. Mặc dù vậy, các tác phẩm nghệ thuật vẫn thường được phân loại vào một trong 7 nhóm sau đây.

Hội họa

Khi nói đến nghệ thuật, thứ đầu tiên mà rất nhiều người trong số chúng ta nghĩ đến chính là những bức tranh hoặc ấn tượng, hoặc lãng mạn, hoặc dã thú,… với màu sắc sặc sỡ hoặc chỉ đơn thuần 2 màu đen trắng. Hình thức nghệ thuật này thể hiện tầm nhìn và cảm xúc của người nghệ sĩ thông qua hình khối và màu sắc.

Điêu khắc

Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình cổ đại có từ thời tiền sử. Tác phẩm điêu khắc tạo ra hình ảnh trực quan ba chiều. Trong quá khứ, các tác phẩm điêu khắc thường được tạo nên bởi các chất liệu như đá, đất sét, gốm sứ, gỗ. Ngày nay, các nhà điêu khắc hiện đại có thể sử dụng bất kỳ vật thể nào để tạo ra một tác phẩm, bao gồm cả kim loại, nhựa, thủy tinh,…

Văn học 

Văn học là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (đọc hoặc nói) để chia sẻ những câu chuyện. Từ điển Concise Oxford định nghĩa văn học là “những tác phẩm mà giá trị của nó nằm ở vẻ đẹp của hình thức hoặc hiệu ứng cảm xúc.” Văn học có thể được viết lên bởi tất cả các ngôn ngữ và bao gồm một loại các tác phẩm như thơ, tiểu luận, kịch, tiểu thuyết,…

Kiến trúc 

Nhiều người trong chúng ta không nhìn nhận kiến trúc như một loại hình nghệ thuật. Vì họ cho rằng, nghệ thuật phải là một thứ gì đó khó hiểu và thường chỉ có thể nhìn được mà không dùng được. Nhưng khác với quan điểm đó, kiến trúc – một ngôi nhà để ở, một công viên để mọi người dạo chơi cũng có thể trở thành nghệ thuật. Kiến trúc là nghệ thuật của cấu trúc, hình khối.

Điện ảnh 

Điện ảnh là loại hình mới nhất trong 7 loại hình nghệ thuật. Dù không có bề dày lịch sử như hội họa, văn học,…; song, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những loại hình phổ biến nhất. Điện ảnh là một hình thức nghệ thuật thu hút thính giác và thị giác. Phim cũng kể một câu chuyện; nhưng khác với văn học, phim kể chuyện bằng cả lời nói, nghệ thuật tạo hình, cảm xúc,…

Âm nhạc 

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh (có thể là giọng nói của con người, âm thanh thiên nhiên, nhạc cụ hoặc kết hợp những yếu tố này). Âm nhạc sử dụng các yếu tố như giai điệu, hòa âm, nhịp điệu và âm sắc để thể hiện vẻ đẹp của cảm xúc.

Sân khấu 

Sân khấu là một loại hình nghệ thuật sử dụng kết hợp 2 yếu tố nghệ thuật tạo hình và biểu diễn kịch. Theo thời gian, định nghĩa về sân khấu đã được mở rộng và bao gồm cả nghệ thuật trình diễn. Thông thường, sân khấu bao gồm các loại hình nghệ thuật khác nhau mà nghệ sĩ trình bày hoặc biểu diễn trên một sân khấu.

Các khối thi vào ngành Sư phạm nghệ thuật là gì?

Ngành Sư phạm nghệ thuật xét tuyển các tổ hợp môn sau:

Khối 

Tổ hợp môn 

C00 Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
C03 Ngữ văn, Toán, Lịch sử
C04 Ngữ văn, Toán, Địa lí
C15 Ngữ văn, Toán, GDCD
D01 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
D02 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
D03 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
D04 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung
D05 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
D06 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15 Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
D78 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
D79 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
D80 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga
D81 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật
D82 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp
D83 Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung
H00 Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
H01 Toán, Ngữ văn, Vẽ
H02 Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
H03 Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
H04 Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
H05 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
H06 Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
H07 Toán, Hình họa, Trang trí
H08 Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
M01 Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
M02 Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
M03 Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
M13 Toán, Sinh học, Năng khiếu
N00 Ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2
N01 Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
N02 Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát nhạc hoặc biểu diễn nhạc cụ
N03 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
N04 Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
N05 Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
N06 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn
N07 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn
N08 Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
N09 Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
S00 Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2
S01 Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2 
V00 Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
V01 Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
V02 Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh
V03 Vẽ Mỹ thuật, Toán, Hóa học
V05 Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
V07 Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
V08 Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
V09 Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
V10 Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
V11 Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Sư phạm nghệ thuật là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Sư phạm nghệ thuật dao động từ 15 – 25 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.

Trường nào đào tạo ngành Sư phạm nghệ thuật?

Nếu bạn muốn học hội họa một cách chuyên sâu tại trường đại học, hãy tham khảo những trường dưới đây: 

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm nghệ thuật hay không?

Khi theo đuổi các ngành liên quan đến sáng tạo, trường lớp chỉ có thể giúp bạn làm quen, học các kỹ thuật cơ bản. Nếu bạn muốn có tác phẩm nghệ thuật để đời, tự bạn sẽ phải cố gắng. Vì nghệ thuật là tiếng nói của cảm xúc và cảm xúc phải đến từ chính con người bạn, chứ không thể bắt nguồn từ bên ngoài.

Cơ hội việc làm của ngành Sư phạm nghệ thuật ra sao

Bên cạnh việc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung tâm văn hóa nghệ thuật, cơ hội của ngành Sư phạm nghệ thuật khá rộng mở, cụ thể: 

Sân khấu 

  • Diễn viên kịch 
  • Đạo diễn sân khấu 
  • Biên đạo múa 
  • Âm thanh ánh sáng sân khấu

Âm nhạc 

  • Thanh nhạc để trở thành ca sĩ 
  • Ngành nhạc cụ (piano, đàn tranh, violon,…) để biểu diễn nhạc cụ  
  • Ngành sáng tác âm nhạc để trở thành nhạc sĩ

Điện ảnh 

  • Ngành diễn viên 
  • Đạo diễn điện ảnh truyền hình
  • Biên kịch điện ảnh
  • Âm thanh ánh sáng

Văn học

  • Nhà thơ
  • Nhà văn
  • Tiểu thuyết gia 

Hội họa 

Bạn có thể trở thành họa sĩ nếu muốn theo đuổi nghệ thuật hội họa. Khi trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, bạn có thể mở phòng tranh, phòng triển lãm và bán các tác phẩm của mình.

Điêu khắc

Khi trở thành một nhà điêu khắc, bạn có thể làm việc tại cơ quan Văn hóa cấp tỉnh, sở, phòng hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu. Bạn cũng có thể mở xưởng chế tác điêu khắc hoặc làm việc tại các phòng triển lãm.

Kiến trúc 

Bạn có thể trở thành một kiến trúc sư tạo nên các công trình xây dựng vừa có tính ứng dụng, vừa có tính nghệ thuật.

Mức lương ngành Sư phạm nghệ thuật như thế nào? 

Mức lương của ngành Sư phạm nghệ thuật tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và thành tựu của nhân viên. Những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể kiếm được mức lương cao hơn, trong khi những người mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm có thể kiếm được mức lương thấp hơn.

Mức lương trung bình cho một giảng viên, giáo viên giảng dạy ngành Sư phạm nghệ thuật tại Việt Nam là khoảng 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng một tháng. Nếu bạn trở thành một nghệ sĩ được mọi người yêu mến và biết đến thông qua các tác phẩm hay vở diễn hay, mức lương của bạn có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. 

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Sư phạm nghệ thuật. Hy vọng những thông tin ReviewEdu chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thông tin tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *