Ngành Nuôi trồng thủy sản là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Nuôi trồng thủy sản

Một trong những nhóm ngành được chú trọng phát triển ở khu vực Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chính là nuôi trồng thủy sản. Do vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu về nhân lực ở trong ngành này, nó đã được nhiều cơ sở đào tạo đưa vào giảng dạy. Vậy, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.

Ngành Nuôi trồng thủy sản là học gì?

Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước cùng với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào việc nuôi trồng, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Ngành Nuôi trồng thủy sản
Ngành NTTS là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Các khối thi vào ngành nuôi trồng thủy sản là gì?

Hiện tại, có tất cả 11 tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này, cụ thể:

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành nuôi trồng thủy sản là bao nhiêu?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành NTTS được xét ở mức điểm 14 – 18 điểm. Đây là điểm số dựa trên kết quả thi THPTQG. Tuy nhiên, trường đại học Nông Lâm TP.HCM còn sử dụng thêm phương thức dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực với số điểm là 650.

Trường nào đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản?

Hiện tại, ngành học này được đưa vào giảng dạy ở rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trên khắp cả nước. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường theo khu vực dưới đây:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Như vậy có thể thấy rằng ở mỗi miền đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo về chuyên ngành này, sinh viên có thể lựa chọn theo học ở bất cứ trường nào mình muốn mà không phải lo ngại về khoảng cách địa lý.

Liệu bạn có phù hợp với ngành nuôi trồng thủy sản?

Để biết được liệu bạn có phù hợp với ngành học này hay không, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành Nuôi trồng thủy sản
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
  • Đam mê với ngành học
  • Yêu thiên nhiên, môi trường
  • Sức khỏe đạt yêu cầu
  • Thái độ học tập nghiêm túc
  • Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
  • Khả năng học tốt các môn như Sinh học, toán học,…
  • Khả năng thuyết trình tốt
  • Sử dụng ngoại ngữ và tin học khá
  • Có kiến thức về ngành khoa học tự nhiên

Cơ hội việc làm dành cho ngành nuôi trồng thủy sản như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí công việc sau:

Ngành Nuôi trồng thủy sản
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện, trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
  • Doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất và chế biến thủy hải sản.
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, trung học, cao đẳng, dạy nghề…
  • Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
  • Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo
  • Đảm nhận công tác quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật,  cán bộ khuyến ngư, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường
  • Viện nghiên cứu: Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện nghiên cứu NTTS, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…

Có thể kết luận rằng, sinh viên ngành NTTS sau khi ra trường có đa dạng cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cơ quan quản lý nhà nước về canh tác, nuôi trồng thủy hải sản. Sinh viên sẽ không phải đối diện với nỗi lo lắng làm trái ngành hay thất nghiệp khi theo học ngành này.

Mức lương của người làm ngành nuôi trồng thủy sản là bao nhiêu?

Nuôi trồng thủy sản là một ngành có mức lương “mở”, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý công việc hay vị trí công việc mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Thông thường, mức thu nhập sẽ nằm trong khoảng 8 – 20 triệu VNĐ/tháng đối với những người có hơn 1 năm kinh nghiệm trong nghề.

Kết luận

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang đóng góp vai trò không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước trên lĩnh vực thủy, hải sản, nó còn tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kể. Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về ngành nuôi trồng thủy sản, hy vọng có thể giúp các bạn trẻ đang đứng trước thềm kỳ thi THPTQG có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Đánh giá bài viết
    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Hiện có các khối sau đây:
      A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
      A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
      B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
      D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh

    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản nha bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *