Trường Đại học Thương mại (TMU) là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo. Là một trong những trường đại học hàng đầu chuyển đào tạo trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử…tại Việt Nam. Dưới đây là những thông tin mới nhất liên quan đến trường Đại học Thương mại (TMU) xét học bạ các năm gần đây. Mời các bạn cùng Reviewedu theo dõi nhé!
Thông tin chung về Trường Đại học Thương mại (TMU)
- Tên trường Đại học: Đại học Thương mại (TMU)
- Tên tiếng Anh và tên viết tắt:Vietnam University of Commerce (VUC)
- Vị trí: Số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- Website: https://tmu.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/daihocthuongmai
- Mã tuyển sinh:
- Email tuyển sinh: mail@tmu.edu.vn
- Số điện thoại tuyển sinh:0857.288.882, 082.352.6868
Các bạn có thể tham khảo thêm tại: Trường Đại học Thương mại (TMU)
Thông tin xét học bạ của Đại học Thương mại (TMU) 2023 mới nhất
1.Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng phương thức xét tuyển theo quy định của Trường.
- Ngoài ra, đối tượng tuyển sinh được quy định cụ thể theo từng phương thức tuyển sinh như sau:
1.1. Mã phương thức xét tuyển 301 – Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường
- Thí sinh thuộc đối tượng theo Điều 8, Quy chế tuyển sinh hiện hành và quy định của Trường (chi tiết theo Thông báo kèm theo Đề án này).
1.2. Mã phương thức xét tuyển 100 – Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi
- Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
1.3. Mã phương thức xét tuyển 200 – Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT theo từng tổ hợp môn xét tuyển
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, học 3 năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên toàn quốc/trường THPT trọng điểm quốc gia (danh sách các trường xem tại Phụ lục 1).
1.4. Mã phương thức xét tuyển 402a – Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội tổ chức năm 2023
- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2023 đạt từ 80/150 điểm trở lên.
1.5. Mã phương thức xét tuyển 402b – Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức năm 2023
- Thí sinh có kết quả thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức năm 2023 đạt từ 50/100 điểm trở lên.
1.6. Mã phương thức xét tuyển 409 – Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (gồm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế) còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Thí sinh thuộc 1 trong 2 đối tượng sau:
- Đối tượng 1: Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển: IELTS Academic đạt 5.5 trở lên; TOEFL iBT đạt 50 trở lên; HSK đạt Cấp độ 4 trở lên; TCF đạt 400 trở lên; DELF đạt B2/C1/C2.
- Đối tượng 2: Có một trong các chứng chỉ khảo thí quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển: SAT đạt từ 1000 điểm trở lên; ACT đạt từ 20 điểm trở lên.
1.7. Mã phương thức xét tuyển 410 – Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (CCQT) còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, thuộc 1 trong 2 đối tượng sau:
- Đối tượng 1: Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển: IELTS Academic đạt 5.5 trở lên; TOEFL iBT đạt 50 trở lên; HSK đạt Cấp độ 4 trở lên; TCF đạt 400 trở lên; DELF đạt B2/C1/C2.
- Đối tượng 2: Có một trong các chứng chỉ khảo thí quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển: SAT đạt từ 1000 điểm trở lên; ACT đạt từ 20 điểm trở lên.
1.8. Mã phương thức xét tuyển 500 – Xét tuyển kết hợp giải HSG với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023; đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (cấp THPT) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung.
2. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong cả nước
3. Phương thức tuyển sinh
Năm 2023, Trường Đại học Thương mại tuyển sinh theo các nhóm phương thức:
3.1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường – Mã phương thức xét tuyển 301.
3.2. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi – Mã phương thức xét tuyển 100
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có)
3.3. Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia
- Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT của thí sinh học 3 năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên toàn quốc/trường THPT trọng điểm quốc gia, tốt nghiệp năm 2023 theo từng tổ hợp môn xét tuyển – Mã phương thức xét tuyển 200
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có)
- Trong đó, điểm từng môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển được xác định là trung bình cộng điểm học tập 3 năm lớp 10, 11, 12 của môn đó.
3.4. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy
(1) Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2023 – Mã phương thức xét tuyển 402a
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGNL*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)
(2) Xét tuyển theo kết quả thi ĐGTD) của Đại học Bách Khoa Hà Nội – Mã phương thức xét tuyển 402b
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGTD*30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)
- Lưu ý: Thí sinh xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL, ĐGTD phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường theo quy định trong mục II, tiểu mục 1.5.
3.5. Xét tuyển kết hợp
(1) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 – Mã phương thức xét tuyển 409
- Điểm xét tuyển = [Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) + Điểm quy đổi CCQT (theo Bảng 1)*2]*3/4
+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Bảng 1. Quy định điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế (CCQT)
Loại chứng chỉ |
Điểm | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Ngành (chuyên ngành) được đăng ký xét tuyển |
Hệ số
quy đổi |
1,2 | 1,1 | 1,0 | 0,9 | 0,8 | ||
Điểm
quy đổi |
12 | 11 | 10 | 9 | 8 | ||
– HSK | Cấp độ
6 |
Cấp độ
5 |
Cấp độ
4 |
Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại) | |||
– TCF | Từ 600 | 550-
599 |
500-
549 |
450-
499 |
400-
449 |
Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại) | |
– DELF | C2 | C1 | B2 | ||||
– IELTS
Academic |
Từ 7.5 | 7.0 | 6.5 | 6.0 | 5.5 |
Tất cả các ngành (chuyên ngành) |
|
– TOEFL iBT | Từ 90 | 83-89 | 74-82 | 63-73 | 50-62 | ||
– SAT | Từ
1401 |
1301 –
1400 |
1201 –
1300 |
1101-
1200 |
1000-
1100 |
||
– ACT | Từ 31 | 28-30 | 25-27 | 22-24 | 20-21 |
(2) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT – Mã phương thức xét tuyển 410
- Xét tuyển kết hợp CCQT còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với điểm trung bình cộng điểm học tập 3 năm cấp THPT (Điểm học bạ) môn Toán và Điểm trung bình cộng điểm học tập 3 năm cấp THPT môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) của các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm xét tuyển = [Điểm học bạ môn Toán + Điểm học bạ môn còn lại trong tổ hợp
+ Điểm quy đổi CCQT (theo Bảng 1)*2]*3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)
(3) Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi (HSG) với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 – Mã phương thức xét tuyển 500
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm thưởng giải HSG (theo Bảng 2) + Điểm ưu tiên (nếu có)
Bảng 2. Quy định điểm thưởng giải học sinh giỏi
Giải HSG |
Điểm thưởng | Ngành (chuyên ngành) được đăng ký xét tuyển | |||
5 | 3 | 2 | 1 | ||
Loại giải |
|||||
– HSG cấp quốc gia | Giải KK | ||||
– HSG cấp tỉnh/ Thành phố | Giải Nhất | Giải Nhì | Giải Ba | ||
Môn đạt giải |
|||||
Toán học/Vật Lý/Hóa học/Tiếng Anh/Ngữ văn | Tất cả các ngành (chuyên ngành) | ||||
Tiếng Pháp | Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại) | ||||
Tiếng Trung | Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại) | ||||
Tin học |
– Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị Hệ thống thông tin) – chương trình chuẩn và chương trình định hướng nghề nghiệp
– Kinh tế số (Phân tích kinh doanh trong môi trường số) |
Trong đó, Điểm ưu tiên (nếu có) bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và điểm ưu tiên theo khu vực được xác định theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ BD&ĐT.
4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT
4.1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
(1) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (quy định đối với từng phương thức xét tuyển) sẽ được Trường thông báo ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trên Cổng thông tin điện tử của Trường: https://tmu.edu.vn/ và https://tuyensinh.tmu.edu.vn/
Trong đó:
- Các phương thức xét tuyển 100, 402a, 402b, 200, 500 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 03 (ba) bài thi/môn thi của một trong các tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành/chuyên ngành đăng ký;
- Các phương thức 409, 410 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 02 bài thi/môn thi (gồm môn Toán và môn còn lại của một trong các tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành/chuyên ngành đăng ký (không bao gồm môn Ngoại ngữ)).
(2) Đạt điều kiện điểm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Tiếng Anh (đối với thí sinh không có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế (Bảng 1) hoặc giải HSG môn Tiếng Anh (Bảng 2)):
- Đạt từ 7,5 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh (TM18);
- Đạt từ 7,0 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển vào các chương trình chất lượng cao (TM02, TM08, TM15, TM27, TM34, TM35, TM36)/Kế toán doanh nghiệp – chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICAEW CFAB) (TM30);
- Các ngành còn lại không quy định điều kiện điểm thi môn Tiếng Anh.
(3) Điều kiện điểm trung bình học tập từng năm học THPT (lớp 10,11,12) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 200, 410:
- Phương thức 200: đạt từ 8,5 trở lên.
- Phương thức 410: đạt từ 8,0 trở lên.
4.2. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
Thí sinh thỏa mãn các điều kiện sau đây được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào Trường Đại học Thương mại:
- Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT;
- Dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào áp dụng đối với từng phương thức xét tuyển quy định tại mục II, tiểu mục 1.5.1 Đề án này;
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
5. Tổ chức tuyển sinh
- Tổ chức đăng ký xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo qui định của Bộ GD&ĐT.
6. Chính sách ưu tiên
- Trường thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.
7. Học phí
Chương trình đào tạo chuẩn: 23 – 25 triệu đồng/năm học Chương trình chất lượng cao, chương trình tích hợp: 35,25 – 40 triệu đồng/ năm học
Chương trình định hướng nghề nghiệp: 25 triệu đồng/năm
8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển
- Giấy báo dự thi TNTHPT năm 2021 (bản photocopy);
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (bản photocopy có xác nhận “sao y bản chính”);
- Chứng chỉ quốc tế/chứng nhận đạt giải học sinh giỏi (bản photocopy có xác nhận “sao y bản chính”);
- Hồ sơ minh chứng ưu tiên theo khu vực/đối tượng (bản photocopy có xác nhận “sao y bản chính” – nếu thí sinh được cộng điểm ưu tiên theo khu vực/đối tượng), trong đó:
- Ưu tiên theo khu vực, gồm: KV1, KV2 và KV2 (NT);
- Ưu tiên theo đối tượng: từ đối tượng 01 đến 07 theo quy định tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT;
- Yêu cầu minh chứng cụ thể theo hướng dẫn trong Phụ lục 1, Phụ lục 2 tại link: http://xettuyenkethop.tmu.edu.vn/HDSD_XetTuyenKetHop.pdf ;
- Phiếu đăng ký xét tuyển (bản in từ hệ thống sau khi thí sinh đăng ký thành công, có chữ ký của thí sinh);
- Biên lai nộp lệ phí xét tuyển;
- Học bạ THPT (bản photocopy có xác nhận “sao y bản chính”) hoặc xác nhận kết quả học tập THPT (bản chính, theo mẫu của Trường ĐHTM) – nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi với kết quả học tập THPT.
9. Lệ phí xét tuyển
- Lệ phí xét tuyển: 200.000đ/hồ sơ
10. Thời gian đăng kí xét tuyển
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển; thời gian, hình thức nhận ĐKXT thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường.
Thông tin xét tuyển học bạ của Đại học Thương mại (TMU) 2022 mới nhất
Thời gian xét tuyển
Nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 18/01/2022 và các đợt bổ sung cho đến khi xét đủ chỉ tiêu.
Thủ tục hồ sơ
Tương tự như năm 2021.
Xem thêm: Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì năm 2021 2022?
Mức điểm của Đại học Thương mại (TMU)
Hiện mức điểm năm 2022 chưa được công bố. Điểm xét tuyển học bạ phải đạt từ 8.5 trở lên. Dự kiến, mức điểm sẽ tăng khoảng 1 – 2 điểm so với mức đầu vào của năm 2021.
Thông tin xét học bạ mới nhất (nên xem):
Xét tuyển học bạ vào đại học cao đẳng thay đổi như thế nào năm 2022?
Cách tính điểm xét học bạ xét tuyển học bạ các năm 2021 2022?
Các trường đại học xét tuyển học bạ 2022
Thông tin xét tuyển học bạ của Đại học Thương mại (TMU) 2021 mới nhất
Thời gian xét tuyển
Từ ngày 30/08/2021 đến 16g00 05/09/2021.
Thủ tục hồ sơ
- Phiếu đăng ký xét tuyển của ĐH Thương mại TP.HCM
- Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Bản sao Học bạ THPT
- Bản sao hộ khẩu thường trú (đối với thí sinh thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu)
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân
- Minh chứng nộp lệ phí xét tuyển
Mức điểm của Đại học Thương mại (TMU)
Năm học 2020 – 2021, Điểm chuẩn của các ngành tại Trường đại học Thương mại đều trên 24 điểm. Cao nhất là ngành Marketing 26,7 điểm, trên 26 điểm bao gồm :Logistic và Chuỗi quản lý cung ứng (26,5 điểm), Kế toán (26 điểm), Kinh doanh Quốc tế (26,3 điểm). Chỉ riêng ngành tài chính ngân hàng lấy thấp nhất là 24 điểm.
Thông tin xét tuyển học bạ của Đại học Thương mại (TMU) 2020 mới nhất
Thời gian xét tuyển
Từ ngày 22/05/2020 đến 16g30 ngày 03/09/2020.
Thủ tục hồ sơ
Tương tự năm 2021.
Mức điểm của Đại học Thương mại (TMU)
Thí sinh trúng tuyển khi có mức điểm xét học bạ đạt từ 18.00 điểm trở lên đối với tất cả các ngành của Đại học Thương mại TP.HCM (TMU).
Phương thức xét tuyển học bạ của trường Đại học Thương mại
Công thức tính điểm xét tuyển học bạ:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên theo khu vực + Điểm ưu tiên theo đối tượng (nếu có)
Bạn tham khảo cụ thể hơn tại: Cách tính điểm xét học bạ xét tuyển học bạ các năm 2021 2022?
Điểm chuẩn của Đại học Thương mại (TMU) mới nhất
Điểm chuẩn của trường Đại học Thương mại cụ thể gồm:
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp xét tuyển | Điểm trúng tuyển |
TM01 | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 26.35 |
TM03 | Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 26.1 |
TM04 | Marketing thương mại | A00; A01; D01; D07 | 27 |
TM05 | Quản trị thương hiệu | A00; A01; D01; D07 | 26.7 |
TM06 | Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng | A00; A01; D01; D07 | 27 |
TM07 | Kế toán doanh nghiệp | A00; A01; D01; D07 | 26.2 |
TM09 | Kế toán công | A00; A01; D01; D07 | 25.8 |
TM10 | Kiểm toán | A00; A01; D01; D07 | 26.2 |
TM11 | Thương mại quốc tế | A00; A01; D01; D07 | 26.6 |
TM12 | Kinh tế quốc tế | A00; A01; D01; D07 | 26.5 |
TM13 | Quản lý kinh tế | A00; A01; D01; D07 | 26 |
TM14 | Tài chính – Ngân hàng thương mại | A00; A01; D01; D07 | 25.9 |
TM16 | Tài chính công | A00; A01; D01; D07 | 25.8 |
TM17 | Quản trị Thương mại điện tử | A00; A01; D01; D07 | 27 |
TM18 | Tiếng Anh thương mại | A01; D01; D07 | 26.05 |
TM19 | Luật kinh tế | A00; A01; D01; D07 | 25.8 |
TM20 | Tiếng Pháp thương mại | A00; A01; D01; D03 | 25.8 |
TM21 | Tiếng Trung thương mại | A00; A01; D01; D04 | 26 |
TM22 | Quản trị hệ thống thông tin | A00; A01; D01; D07 | 26.1 |
TM23 | Quản trị nhân lực doanh nghiệp | A00; A01; D01; D07 | 26.2 |
TM28 | Marketing số | A00; A01; D01; D07 | 26.9 |
TM29 | Luật thương mại quốc tế | A00; A01; D01; D07 | 25.8 |
Xem chi tiết tại: Điểm chuẩn của Đại học Thương mại (TMU) mới nhất
Học phí của Đại học Thương mại (TMU) là bao nhiêu?
Mức học phí đại học Thương Mại 2023 – 2024 mới nhất dao động trong khoảng từ 19.060.000 đồng – 40.530.000 đồng, cụ thể:
Học phí thấp nhất | Học phí cao nhất | |
Đào tạo chuẩn | 15.750.000 đồng/năm | 17.325.000 đồng/năm |
Đào tạo cơ chế đặc thù | 18.900.000 đồng/năm | 20.790.000 đồng/năm |
Đào tạo chất lượng cao | 30.450.000 đồng/năm | 33.495.000 đồng/năm |
Xem thêm: Học phí của Đại học Thương mại (TMU) là bao nhiêu?
Chính sách hỗ trợ học phí của trường Đại học Thương Mại
Đối tượng giảm 100%
Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ số
Sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm: La Hù, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRaau, Ơ Đu).
Đối tượng giảm 70% học phí
Sinh viên người dân tộc thiểu số (không phải là người dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối tượng giảm 50% học phí
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Chính sách ưu đãi học phí
Trường đại học Thương hằng năm đề ra nhiều suất học học bổng cho những thí sinh trúng tuyển với tổng chi phí từ 4.000.000.000 VNĐ đến 5.000.000.000 VNĐ.
Những điểm hấp dẫn của trường Đại học Thương Mại
Đội ngũ cán bộ
Tất cả giảng viên trong trường có tổng cộng là 610 người. Trong đó gồm có 440 người là giảng viên hữu cơ của nhà trường và 170 người là giảng viên thỉnh giảng. Đa số các cán bộ, giảng viên tại nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển…
Cơ sở vật chất
Hiện nay, Đại học Thương mại đang tổ chức đào tạo ở 2 cơ sở. Đó là:
Cơ sở chính: 79 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đặt tại Hà Nội với tổng diện tích là 380.000 m2.
Cơ sở 2: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, có diện tích là 500.000 m2.
Hiện nay cả 2 cơ sở trên có hơn 144 phòng học lý thuyết, 11 phòng thực hành, 5 hội trường, 2 thư viện với hàng ngàn đầu sách luôn sẵn sàng phục vụ sinh viên và giảng viên, bên cạnh đó còn có 226 phòng trong khu ký túc xá cùng 2 khu nhà ăn dành cho sinh viên.
Quyền lợi của sinh viên
Sinh viên sẽ được đào tạo với chương trình chất lượng cao. Nhiều cuộc thi để sinh viên cọ sát và được gặp gỡ các các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Giúp sinh viên nâng cao kiến thức và trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc sau này.
Ngoài ra còn có những hoạt động thú vị của trường cũng là một điểm mạnh để thu hút sinh viên.
Kết luận
Với giá trị cốt lõi ‘Truyền thống – Trách nhiệm – Sáng tạo’, Trường Đại học Thương mại (TMU) có sứ mạng xây dựng trường trở thành trường đại học đa ngành, có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm giáo dục có chất lượng và không ngừng được cải tiến với phương pháp đào tạo được đổi mới. Với ước mơ không ngừng vươn cao, vươn xa, trường luôn tập trung đào tạo và cho ra những thế hệ sinh viên chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho đất nước và quốc tế. Hy vọng những thông mà Reviewedu mang lại sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường tìm ra ngôi trường phù hợp với mình.
Tham khảo một số trường xét tuyển học bạ:
Đại học Thuỷ lợi (TLU) xét tuyển học bạ mới nhất