Ngành Kiểm toán là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Kiểm toán

Khi nhắc đến ngành Kiểm toán có lẽ đa số chúng ta vẫn chưa thật sự hiểu rõ về nó. Bởi thông thường chúng ta chỉ biết nhiều về việc làm kế toán và chưa có cái nhìn rõ ràng về kiểm toán dẫn đến nhầm lẫn giữa hai ngành này. Vậy ngành Kiểm toán là học gì? Sau khi tốt nghiệp những công việc sinh viên có thể theo theo đuổi là gì? Để hiểu rõ hơn về ngành này bài viết sau xin chia sẻ và giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin cơ bản khác về ngành học này.

Ngành Kiểm toán là học gì?

Kiểm toán (Audit) là ngành học đào tạo chung lĩnh vực với kế toán, có thể nói nó là ngành học đào tạo ra những người sẽ “sửa lưng” những kế toán viên. Cụ thể thì kiểm toán viên là những người kiểm tra và xác nhận độ chính xác và tính trung thực từ những số liệu được thống kê bởi nhân viên kế toán.

Ngành Kiểm toán
Ngành Kiểm toán là gì?

Kiểm toán được chia thành 3 loại như sau:

  • Kiểm toán Nhà nước

Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí. Các đối tượng được kiểm toán thường là những doanh nghiệp nhà nước.

  • Kiểm toán độc lập

Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Có nhiệm vụ chính thường là kiểm toán những báo cáo tài chính của công ty. Ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế. Tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

  • Kiểm toán nội bộ 

Đây là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty không lưu truyền ra ngoài.

Các khối thi vào ngành Kiểm toán là gì?

Ngành Kiểm toán xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • Khối A08 (Toán, Lịch sử, GDCD)
  • Khối A09 (Toán, Địa lý, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, Ngữ văn, KHTN)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lý)
  • Khối C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)
  • Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • Khối C03 (Ngữ văn, Lịch sử, Toán)
  • Khối C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Ngữ văn, Toán, KHXH)
  • Khối C20 (Ngữ văn, Địa lý, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Tiếng Anh)

Điểm chuẩn ngành Kiểm toán là bao nhiêu?

Ngành Kiểm toán chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn ngành học Kiểm toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm, tùy thuộc vào khối xét tuyển.

Trường nào đào tạo ngành Kiểm toán?

Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Do đó các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Sau đây là danh sách các trường đại học có ngành Kiểm toán theo từng khu vực.

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh

Khu vực miền Trung

  • Đại học Tài chính – Kế toán
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kiểm toán?

Ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề kiểm toán còn yêu cầu những người có “tài” thật sự. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Kiểm toán, bạn sẽ cần phải có những yếu tố sau đây:

Ngành Kiểm toán
Liệu ngành học này có thực sự phù hợp với bạn?
  • Chịu được áp lực cao

Ngành này đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu được sức ép công việc ghê gớm để kịp các hạn nộp báo cáo. Đối với dân kiểm toán, việc làm thêm giờ là chuyện rất bình thường.

  • Kiên trì trong công việc

Kiểm toán là một trong những nghề phải đi công tác triền miên. Đôi khi bạn sẽ không thể nào cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì thế làm dân kiểm toán bạn phải luôn kiên trì nếu không bạn sẽ rất dễ bị gục ngã do lối sống mất cân bằng.

  • Đòi hỏi độ cẩn thận và tỉ mỉ cao

Câu nói “tránh sai sót, không được mắc lỗi” luôn là câu tâm niệm của dân kiểm toán bởi chỉ cần mắc một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn. 

Học ngành Kiểm toán cần giỏi môn gì?

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán. Do đó muốn nâng cao khả năng trúng tuyển vào ngành Kiểm toán các tử sĩ nên đầu tư chú trọng nhiều hơn vào môn học này. Ngoài ra, nếu bạn muốn có cơ hội tham gia vào các môi trường đa quốc gia thì tiếng Anh sẽ là một trong những công cụ đắc lực của bạn.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Kiểm toán như thế nào?

Với ngành Kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí làm việc sau khi ra trường đó là:

Ngành Kiểm toán
Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Kiểm toán viên độc lập cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán
  • Tư vấn kế toán, thuế
  • Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
  • Kiểm toán viên nội bộ
  • Kiểm toán viên tại cơ quan kiểm toán của nhà nước
  • Cán bộ công tác và quản lý tài chính tại các tổ chức
  • Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học

Mức lương dành cho ngành Kiểm toán như thế nào?

Hiện thu nhập bình quân của các nhân viên kiểm toán vào khoảng 8 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên mới ra trường, mức lương này có thể ít hơn một chút. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm cá nhân mà các công ty có thể trả mức lương cao hơn từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.

Học ngành Kiểm Toán là học gì?

Cử nhân ngành này được trang bị khối lượng kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán. Có thể kể đến các nghiệp vụ như: tính toán chi phí, dự toán phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu,…
Ngoài ra, sinh viên được đào tạo kỹ năng chuyên môn cần thiết như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính,.. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết tình huống, ngoại ngữ…để tăng thêm sự tự tin khi chính thức hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế. Hơn nữa, ngành này còn có các chứng chỉ kiểm toán quốc tế uy tín như  ACCA, CPA,..để các bạn nâng cao trình độ chuyên môn của mình tại thị trường quốc tế.

Kết luận

Hiện nay, ngành Kiểm toán là một trong những ngành hấp dẫn nhiều sự quan tâm của phụ huynh đặc biệt là những bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học. Bởi những công việc trong ngành kiểm toán thường có tính ổn định cao và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm trong thị trường lao động. Vậy nên bạn còn chần chờ gì mà không đăng ký xét tuyển ngành này?

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh tế Huế (HCE) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH) mới nhất

  3. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tài chính Ngân hàng (FBU) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *