Ngành Giáo dục pháp luật là gì? Thi khối gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Ngành giáo dục pháp luật

Ngành Giáo dục pháp luật tuy không mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngành này. Vậy ngành Giáo dục pháp luật là gì? Học khối gì và sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc hay không? Hãy cùng Reviewedu.net bạn tìm hiểu về ngành học này để biết thêm thông tin tổng quan về ngành Giáo dục pháp luật.

Ngành Giáo dục pháp luật là gì? Thi khối nào?

Ngành Giáo dục pháp luật (Mã ngành: 7140248): Là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định, để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. 

Việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình ngày càng phổ biến. Điều này sẽ giúp việc kết nối trở nên phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. 

Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội,…

Các khối thi vào ngành Giáo dục pháp luật:

  • Khối C00: Văn, Sử, Địa 
  • Khối C19: Văn, Sử, GDCD
  • Khối C20: Văn, Địa, GDCD
  • Khối D66: Văn, GDCD, Anh 

Trường nào đào tạo ngành Giáo dục pháp luật?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo:

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Giáo dục pháp luật là bao nhiêu?

Dưới đây là mức điểm chuẩn tham khảo trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế:

Tên trường

Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn

Ghi chú

Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế 7140248 C00

C19

C20

D66

XDHB

19 Học bạ
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế 7140248 C00

C19

C20

D66

24 Điểm thi TN THPT

Liệu bạn có phù hợp với ngành Giáo dục pháp luật hay không?

Khi học ngành này sẽ cần bạn biết giảng dạy về pháp luật, có định hướng và giúp đỡ người khác có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Bên cạnh đó, cần đáp ứng các chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức dạy học, đánh giá môn Giáo dục công dân tại các trường học.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Người học có thể chọn nghề nghiệp dựa theo các định hướng như sau:

  • Làm công tác giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân tại trường học
  • Làm nghiên cứu viên về pháp luật tại các cơ quan Nhà nước
  • Làm công chức viên chức tại các cơ quan Nhà nước như Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, các trường công lập
  • Làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp luật
  • Làm các công việc mang tính chất hỗ trợ giáo dục tại các trường học và trung tâm đào tạo như: giáo vụ, giám thị, hành chính lễ tân, hành chính văn thư,…
  • Kinh doanh dịch vụ giáo dục: tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học, gia sư, dạy kỹ năng mềm
  • Kinh doanh sản phẩm giáo dục: kinh doanh dụng cụ học tập, kinh doanh sách và tài liệu học tập, kinh doanh khóa học, kinh doanh
  • Làm phóng viên, biên tập viên về mảng thời sự, pháp luật tại các tòa soạn báo
  • Phụ trách hoạt động giáo dục tại các công ty, tổ chức: chuyên viên đào tạo nội bộ

Mức lương ngành Giáo dục pháp luật như thế nào? 

Sau khi học ngành Giáo dục pháp luật có thể ra làm giáo viên mức lương cơ bản từ tùy khu vực từ 3.250.000 đồng/tháng- 4.68.000 đồng/tháng. Ngoài ra còn nhiều công việc với mức lương hấp dẫn khác.

Kết luận 

Ngành Giáo dục pháp luật là ngành học có vai trò quan trọng giúp người dân, học sinh có sự hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, có tinh thần yêu nước, nhân ái, trung thực và trách nhiệm cũng như sự hiểu biết về pháp luật. Để biết thêm nhiều ngành nghề khác hãy tham khảo Reviewedu.net nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *