Ngành Kỹ thuật biển là gì? Thi khối gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Ngành kỹ thuật biển

Trong suốt quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước. Biển đảo luôn đóng vai trò quan trọng giống như các vùng đất liền để khẳng định chủ quyền đất nước. Do đó, nó luôn được nhà nước quan tâm và phát triển. Ngành Kỹ thuật biển ra đời nhằm đáp ứng được mục tiêu xây dựng, phát triển các công trình biển cùng cơ sở hạ tầng biển đảo. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số thông tin khách quan tới người đọc xoay quanh chuyên ngành này. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu nhé!

Ngành Kỹ thuật biển là gì? Thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật biển (Mã ngành: 7520206) là ngành chuyên nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý các cơ sở hạ tầng vùng biển, ven biển, hải đảo,….có gắn bó mật thiết với các ngành Hàng hải, Kinh tế biển,…. 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có được những kiến thức cơ sở, có khả năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án trong lĩnh vực Kỹ thuật biển. Đây được xem là một ngành có triển vọng phát triển trong tương lai. 

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật biển tuyển sinh theo 2 khối thi:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh 

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật biển là bao nhiêu?

Hiện nay, điểm chuẩn trúng tuyển của ngành Kỹ thuật biển dao động trong khoảng 17 – 23 điểm. Tuy nhiên, mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.

Dưới đây là danh sách các trường Đại học đào tạo chuyên ngành này:

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật biển hay không?

Để biết được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:

  • Đam mê ngành học
  • Thái độ học tập tốt
  • Sức khỏe, thể lực tốt
  • Khả năng phân tích, đánh giá
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
  • Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu
  • Kỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo
  • Ứng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề
  • Có khả năng sử dụng các trang thiết bị chuyên ngành
  • Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm
  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin
  • Sử dụng tốt tiếng Anh
  • Luôn trau dồi bản thân
  • Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
  • Thường xuyên phải đi công tác, xa nhà
  • Chịu được áp lực cao về yêu cầu công việc

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Kỹ thuật biển là một ngành mới đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Sau khi ra trường, bạn sẽ có những cơ hội nghề nghiệp sau: 

  • Công tác tại các Viện, Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường; 
  • Công tác tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên thiết kế, xây dựng và quy hoạch các công trình biển trong nước và quốc tế;
  • Công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục;
  • Công tác tại các công ty tư vấn lĩnh vực Kỹ thuật biển.  

Mức lương ngành Kỹ thuật biển như thế nào? 

Tùy vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, quy mô doanh nghiệp, vị trí công tác,…. Mà bạn có thể nhận được mức lượng khác nhau. Thông thường, mức lương cho kỹ sư ngành Kỹ thuật biển sẽ dao động từ khoảng 15 – 23 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn. 

Kết luận 

Ngành Kỹ thuật biển không chỉ đóng góp vào việc phát triển xây dựng kinh tế ở các khu biển đảo, nó còn đóng góp vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển thông qua nhiều hình thức. Hi vọng qua bài viết này, các thí sinh sẽ có cho mình một cái nhìn bao quát nhất định về ngành này. Từ đó, những bạn học sinh sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho bản thân trước thềm kỳ thi đại học sắp tới.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *