Trong những năm gần đây, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Marketing tăng cao trở thành xu hướng cho nhiều học sinh, sinh viên học theo học. Vậyhọc Marketing ra làm gì? Mức lương của ngành Marketing như thế nào? Hãy cùng reviewedu giải đáp những thắc mắc này nhé!
Ngành Marketing là gì?
Ngành marketing là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua quá trình tiếp thị, phát triển thương hiệu. Mục tiêu chính của marketing là cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngành marketing xuất hiện từ nào?
Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Lý thuyết marketing được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở Mỹ. Sau đó được truyền bá sang các nước khác và từ đó trở nên phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Ở tại Việt Nam, người ta đón nhận và đưa Marketing vào giảng dạy tại các trường đại học học vào cuối những năm 1980. Khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường.
Ngành Marketing đào tạo những chuyên ngành nào?
Với mục tiêu đào tạo giúp người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng rồi đưa ra các hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả. Chuyên ngành marketing giúp sinh viên tăng kỹ năng nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Marketing gồm những chuyên ngành như: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Marketing dịch vụ, PR, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế,…
Dưới đây là chi tiết về các chuyên ngành các trường đào tạo:
Chuyên ngành Marketing thương mại
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên PR,… Với nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch marketing thúc đẩy bán hàng: Kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, truyền thông
Chuyên ngành Quản trị thương hiệu
Người làm về quản trị thương hiệu cần phải sáng tạo những nội dung khác biệt, ấn tượng. Để khắc sâu hình ảnh thương hiệu của công ty mình đối với khách hàng. Có thể bạn chưa biết trong cuộc chiến về định vị thương hiệu. Người chiến thắng là không hẳn là người tốt nhất mà là người in đậm dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khách hàng
Chuyên ngành Quản trị Marketing
Có thể coi Quản trị Marketing là bộ phận vô cùng quan trọng là nòng cốt trong bộ phận Marketing. Người làm về quản trị sẽ phải đưa ra kế hoạch cho hoạt động marketing từ việc phân tích đánh giá khách hàng, thị trường. Để từ đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến.
Chuyên ngành Truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức và doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, khuyến mãi,sự kiện.
Chuyên ngành Digital Marketing
Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số giúp doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó là dựa trên các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng. Có thể kể đến như: Email, Website, Facebook. Từ những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Đi sâu hơn về chuyên ngành marketing có thể đi sâu hơn vào các hướng sau:
- Digital Marketing ( Advertising PPC, SEO,..)
- Brand (thương hiệu)
- Marketing research (nghiên cứu thị trường)
- Marketing Analytics (đo lường hiệu quả)
- Studio (Video)
- Event (sự kiện)
- Design (định hướng ngoại hình sản phẩm, biến phong cách thương hiệu thành những bản thiết kế cụ thể)
Các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất
Dưới đây là danh sách những trường đào tạo chuyên ngành Marketing tốt nhất hiện nay:
- Đại học RMIT
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
- Trường Đại học Kinh Tế – Tài chính (UEF)
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM – UEH
- Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học FPT
Học Marketing ra trường làm gì? Cơ hội việc làm của ngành Marketing sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Học Marketing ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên theo học marketing có thể làm ở những vị trí như sau:
- Nhân viên tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sản xuất, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận.
- Nhân viên tại phòng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng tại các công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay các công ty quảng cáo, truyền thông.
- Nhân viên phòng phát triển và quản trị thương hiệu, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm.
- Cán bộ nghiên cứu hoạch định kế hoạch marketing, tổ chức sự kiện.
- Giáo viên giảng các bộ môn quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghiên cứu thị trường,….
Cơ hội việc làm của ngành Marketing sau khi tốt nghiệp
Hiện nay, marketing là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng rất lớn tại các công ty lớn, vừa và nhỏ trong nước và nước ngoài.
Theo bảng xếp hạng thì ngành marketing luôn là ngành dẫn đầu trong top 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao ở Việt Nam. Số liệu thu thập dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động mỗi năm ngành marketing sẽ cần đến hơn 10.000 lao động trở lên. Cơ hội thăng tiến ngành nghề rất cao, có nhiều ngành nghề nhỏ và chuyên môn hóa bao gồm: nghiên cứu, bán hàng, khảo sát thị trường, PR, phát triển thị trường, …
Mức thu nhập của nhân viên ngành Marketing là bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên marketing mới ra trường: Lương khởi điểm từ 5-7 triệu/tháng, khi có kinh nghiệm, lương có thể tăng 7-9 triệu/tháng.
Nhân viên Digital marketing: Mức thu nhập trung bình khoảng 9-13 triệu đồng/tháng. Trưởng nhóm Digital marketing: Mức lương dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng.
Thu nhập của một nhân viên marketing hiện nay có thể lên tới 400 USD đến hơn 1000 USD/ tháng.
Kết luận
Ngành marketing là một ngành nghề bao gồm rất nhiều mảng, với những chức năng và nhiệm vụ rất khác nhau. Qua bài chia sẻ phần nào bạn sẽ biết thêm khi học marketing ra làm gì? Hy vọng qua những chia sẻ về ngành marketing ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Xem thêm:
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phân loại và định luật của hiện tượng phản xạ ánh sáng
Tiền tệ là gì? Tiền tệ xuất hiện khi nào? Bản chất, chức năng và lịch sử ra đời của tiền tệ
Quầng mặt trời là gì? Hiện tượng vòng tròn quanh mặt trời có mang đến điềm xấu hay không?
Khi nào dùng s es? Hướng dẫn cách thêm s, es vào động từ, danh từ và cách phát âm
Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất
Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên