Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kỳ nhà đầu tư hay đơn giản là người tiêu dùng cũng cần phải quan tâm đến bởi lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân và cách kiểm soát tình trạng lạm phát như thế nào? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lạm phát là gì? Những quy định về tình trạng lạm phát
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Quy định về lạm phát
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định liên quan đến lạm phát như sau (Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam):
- Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
- Thứ hai, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
- Thứ ba, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
- Thứ tư, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Liên quan đến việc khống chế lạm phát, Bộ Tài chính có nhiệm vụ “chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
Có những trường hợp lạm phát nào? Phân loại các trường hợp lạm phát
Lạm phát thể hiện qua những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền và họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá nhiều.
Lạm phát phi mã
Tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định (do vốn chạy ra nước ngoài).
Siêu lạm phát
Ở trường hợp siêu lạm phát, tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm, đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).
Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát
Lạm phát có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng. Đây thường là nguyên nhân chính khiến đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp cung ứng giảm xuống. Doanh nghiệp cần ít công nhân hơn và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát như:
Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ví dụ như ở Việt Nam, giá xăng dầu tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt tăng, giá nông sản tăng….
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, do đó mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ, hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Cách kiểm soát và ngăn chặn tình trạng lạm phát
Đối với mỗi quốc gia, việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kiềm chế lạm phát được áp dụng như:
Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông
- Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
- Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
- Giảm chi ngân sách.
- Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông
- Khuyến khích tự do mậu dịch.
- Giảm thuế.
- Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu.
Đi vay viện trợ nước ngoài
Cải cách tiền tệ
Kết luận
Bài viết trên đây Reviewedu đã chia sẻ những thông tin cần biết về hiện tượng lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân và cách kiểm soát tình trạng lạm phát như thế nào? Cách kiểm soát và ngăn chặn lạm phát. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích cho mình!
Xem thêm:
Học công nghệ thông tin ra làm gì? Mức lương của ngành CNTT sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?
Ngành Marketing là gì? Học Marketing ra trường làm gì? Những trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Học ở đâu và ra trường có dễ xin việc không?
Làm sale là làm gì? Nhân viên sale làm những gì? Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp