Học công nghệ thông tin ra làm gì? Mức lương của ngành CNTT sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?

học công nghệ thông tin ra làm gì

Công nghệ thông tin là một trong những ngành học “hot” thu hút rất nhiều bạn trẻ. Đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ngành Công nghệ thông tin là gì? Ngành CNTT học những gì? Học công nghệ thông tin ra làm gì?”. Để giải đáp những thắc mắc đó, hãy cùng Reviewedu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin với tên gọi tiếng Anh là Information Technology (hay còn được gọi là IT). Là một trong những ngành thiên về khoa học kỹ thuật, trong đó sử dụng máy tính, phần mềm máy tính kết hợp cùng hệ thống mạng internet để thực hiện các nhiệm vụ về lưu trữ, thu thập, xử lý, bảo vệ, trao đổi, sử dụng và khai thác các thông tin, dữ liệu. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin sử dụng linh hoạt các kỹ thuật với mục tiêu khai thác dữ liệu, tài nguyên thông tin khổng lồ. 

Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ. Với mục đích để phục vụ cho mục tiêu vận hành các quy trình trong doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, kết nối và quản lý khách hàng.

Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Ngành Công nghệ thông tin đào tạo những ngành nghề nào?

Khi học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, An toàn thông tin mạng, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông. 

Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.

Công nghệ thông tin đào tạo những chuyên ngành nào?

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm chính là nền tảng tạo nên hầu hết các ứng dụng trên máy tính, điện thoại mà con người đang sử dụng. Khi học sẽ có cơ hội được tiếp cận với các kiến thức về xây dựng và phát triển phần mềm thông qua các công cụ lập trình. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được đào tạo chuyên sâu về sử dụng kết hợp các công cụ công nghệ, phần mềm để tạo nên một dự án phần mềm thành công, từ thiết kế đến phát triển, vận hành và bảo trì để toàn bộ hệ thống phần mềm luôn hoạt động hiệu quả.

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính là một trong những chuyên ngành công nghệ thông tin thiên về việc tính toán và lý thuyết chuyên môn về hệ thống thông tin. Ở ngành học này cho phép sinh viên học tập chuyên sâu về các chương trình máy tính trên các nền tảng website hoặc ứng dụng để khai thác các thuật toán vào những chương trình máy tính này.

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là một trong những chuyên ngành hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây là chuyên ngành tập trung rất nhiều về cả phần cứng lẫn phần mềm của hệ thống máy tính. Giúp xây dựng nền tảng chuyên môn về mạch điện tử, điện tử trong toàn bộ hệ thống máy tính hay các các thiết bị công nghệ. 

Trí tuệ nhân tạo và Robotics 

Trí tuệ nhân tạo và robotics hiện đang là một xu hướng công nghệ quan trọng trong thời công nghệ số hiện nay. Vì vậy, chuyên ngành học này cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm đến. Khi học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về lập trình và huấn luyện máy tính, trí tuệ nhân tạo thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin thu được để làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đề xuất giải pháp phù hợp.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu cung cấp các kiến thức chuyên môn về việc xây dựng mạng internet dựa trên các nguyên lý và phương thức thiết kế. Sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc như :Chuyên viên lắp đặt phần cứng, Chuyên viên phát triển phần mềm, Chuyên viên quản trị mạng

An toàn thông tin 

Chuyên ngành An toàn thông tin cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn về việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm về an ninh mạng.

Hệ thống quản lý thông tin 

Hệ thống Quản lý Thông tin là một chuyên ngành kết hợp cung cấp các kiến thức về cả phần cứng lẫn phần mềm cùng mạng truyền thông. Qua đó, sinh viên có khả năng tổng hợp, thu thập và khai thác, phân phối dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể làm việc với những vị trí chuyên về quản trị, giám sát và vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện phân tích hệ thống dữ liệu để mang đến các giải pháp quản lý hiệu quả hơn cho doanh nghiệp tổ chức.

Big Data và Machine Learning

Xu hướng Big Data dần được ứng dụng phổ biến hơn và mang đến cơ hội tiếp cận dữ liệu một cách đáng kể cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Và Machine Learning là một lĩnh vực quan trọng về trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ học tự động để hoàn thiện các công việc và vấn đề cụ thể hơn cải thiện và phát triển, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Những trường đào tạo ngành CNTT tốt nhất

Những trường đào tạo ngành CNTT tin tại miền Bắc

Những trường đào tạo ngành CNTT tại miền Trung

Những trường đào tạo ngành CNTT tại miền Nam

Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành CNTT như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp ngành an toàn thông tin, các bạn sinh viên có thể tham gia làm việc với các vị trí như:

  • Điều tra tội phạm qua mạng
  • Bảo mật và an ninh mạng
  • Tư vấn an toàn thông tin
  • Phát triển phần mềm bảo mật
  • Và rất nhiều công việc về kiểm soát an toàn, an ninh cho hệ thống dữ liệu, thông tin.

Đối với mỗi ngành nghề thì lại có nhiều công việc khác nhau và nhu cầu nguồn nhân lực nói chung đối với công nghệ thông tin cũng rất là nhiều. Theo nghiên cứu sơ bộ, ngành công nghệ thông tin sẽ tuyển thêm khoảng 400.000-500.000 nhân lực trong vài năm tới. Các tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung hay Hindustan Computers Limited (HCL),…

Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành CNTT như thế nào?
Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành CNTT như thế nào?

Mức lương của ngành CNTT sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?

Lương công nghệ thông tin mới ra trường cho các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm, sẽ khởi điểm từ khoảng 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ/tháng. Sau một thời gian làm việc, nhân viên IT thường sẽ có mức lương trung bình từ 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực mỗi người. 

Mức lương dành ở các vị trí Manager hoặc Director sẽ được tính theo đơn vị đô-la Mỹ (USD), thường dao động từ 1500 USD/tháng– 3000USD/tháng, tương đương khoảng 30.000.000–66.000.000 VNĐ/tháng.

Bên cạnh đó cũng rất nhiều ngành nghề có mức lương vô cùng cao như Data engineer mức lương dao động từ 300-500 USD/tháng khi chỉ mới là thực tập sinh và khi được chính thức là từ 700-1500 USD/tháng. Bậc quản lý có thể lên tới 1500-5000 USD/tháng. Hay ngành Khoa học dữ liệu khoảng 141.000 USD/năm hay 3,2 tỷ VNĐ/ năm.Kỹ sư điện toán đám mây – Cloud engineer từ 146.000-174.500 USD/năm. Và rất nhiều ngành nghề khác nữa.

Kết Luận

Trên đây là chia sẻ của Reviewedu về tất cả những chuyên ngành quan trọng và đang là xu hướng chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như định hướng học công nghệ thông tin ra làm gì. Có lẽ phần nào bạn cũng đã hình dung đầy đủ lĩnh vực công nghệ thông tin gồm những ngành nào và mỗi chuyên ngành có những điểm đặc biệt nào để có thể cân nhắc và lựa chọn ngành học phù hợp hơn với sở thích và trình độ của bản thân.

Xem thêm:

Phản ứng đặc trưng của anken là gì? Cấu tạo hóa học, tính chất và cách điều chế của anken

Este là gì? Công thức cấu tạo, tính chất và phản ứng đặc trưng của Este

Hiện tượng thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phân loại và định luật của hiện tượng phản xạ ánh sáng

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *