Từ lâu khi theo dõi những bộ phim cổ trang châu Á, chúng ta thường nghe thấy cụm từ “thi Trạng nguyên”. Trong phim, những ai đi học cũng đều muốn đứng đầu kỳ thi này để có cơ hội đổi đời. Vậy trạng nguyên là gì mà khiến giới học thức ngày xưa phải phấn đấu không ngừng? Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt ta là ai? Danh sách trạng nguyên Việt Nam có bao nhiêu người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết trên nhé.
Trạng nguyên là gì mà khiến giới trí thức phấn đấu không ngừng?
Trạng nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi đình do triều đình phong kiến tổ chức. Tại Việt Nam, kỳ thi trạng nguyên rất phổ biến dưới các triều nhà Lý, Trần, Lê. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ Tiến sĩ nói chung phải vượt qua ba kỳ thi thuộc ba cấp khác nhau là thi hương, thi hội và thi đình.
Tại Việt Nam, khoa thi đầu tiên được gọi là “Thi nho học Tam trường” được tổ chức vào đời vua Lý Nhân Tông. Tuy nhiên, các kỳ thi tổ chức vào triều Lý và đầu triều Trần đều chưa có danh hiệu Trạng nguyên cho người đầu bảng. Phải tới khoa thi thứ 6 vào năm 1246 dưới đời vua Trần Thái Tông mới bắt đầu đặt danh hiệu Tam khôi bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Đến triều nhà Nguyễn thì vẫn tổ chức khoa thi nhưng không còn lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa mà là Đình nguyên. Như vậy vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta xuất hiện vào thời nhà Trần
Vậy Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt ta là ai?
Đây là câu hỏi mang lại nhiều tranh cãi trong lịch sử bởi có nhiều ý kiến cho rằng người đỗ đầu bảng của kỳ thi đầu tiên vào thời Lý là trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, khoa thi thứ sáu vào thời Trần mới bắt đầu đặt danh hiệu Trạng nguyên cho người đứng đầu bảng thi. Như vậy, ông Nguyễn Quan Quang là mới chính xác là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Ông là người con xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là tỉnh Bắc Ninh.
Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang đã có nhiều cống hiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ nhất vào năm 1258. Vua Trần đã ban cho ông chức Bộc xạ hay Tể tướng triều đình. Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông đã hết lòng vì nước vì dân, thanh liêm, chính thực, có tài, có đức. Khi cáo quan về hưu, Nguyễn Quan Quang đã về quê hương mở trường dạy học và sống một cuộc đời giản dị. Ông là người đã khai sáng trào lưu Hán học của quê hương Tam Sơn. Nhờ có ông mà quê hương ông trở thành vùng đất sinh ra nhiều nhân tài. Sau khi Nguyễn Quan Quang tạ thế, người dân quê ông đã dựng chùa Linh Khánh để tưởng nhớ công lao của vị Trạng nguyên này.
Danh sách các vị Trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam
Danh sách đính kèm dưới đây liệt kê tất cả các vị từng đạt danh hiệu Trạng nguyên trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bắt đầu từ vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta vào khoa thi thứ sáu dưới thời Trần và kết thúc với vị Trạng cuối cùng thời Lê – Trịnh. Một số Trạng nguyên trong danh sách này đã được tạc bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Các vị Trạng nguyên thời Trần và thời Hồ
STT |
Tên | Quê quán | Năm đỗ
Trạng nguyên |
Đời vua |
1 | Nguyễn Quan Quang | Bắc Ninh | 1234 | Trần Thái Tông |
2 | Lưu Miễn | 1239 | Trần Thái Tông | |
3 | Nguyễn Hiền | Nam Định | 1247 | Trần Thái Tông |
4 | Trần Quốc Lặc | Hải Dương | 1256 | Trần Thái Tông |
5 | Trương Xán | Quảng Bình | 1256 | Trần Thái Tông |
6 | Trần Cố | Hải Dương | 1266 | Trần Thánh Tông |
7 | Bạch Liêu | Nghệ An | 1266 | Trần Thánh Tông |
8 | Lý Đạo Tái | Bắc Ninh | 1272 | Trần Thánh Tông |
9 | Đào Tiêu | Thanh Hóa | 1275 | Trần Thánh Tông |
10 | Mạc Đĩnh Chi | Hải Dương | 1304 | Trần Anh Tông |
11 | Đào Sư Tích | Nam Định | 1374 | Trần Duệ Tông |
12 | Lưu Thúc Kiệm | Bắc Ninh | 1400 | Hồ Quý Ly |
Các vị Trạng nguyên thời Lê
STT |
Tên | Quê quán | Năm đỗ
Trạng nguyên |
Đời vua |
1 | Nguyễn Trực | Hà Nội | 1442 | Lê Thái Tông |
2 | Nguyễn Nghiêu Tư | Bắc Ninh | 1448 | Lê Nhân Tông |
3 | Lương Thế Vinh | Nam Định | 1463 | Lê Thánh Tông |
4 | Vũ Kiệt | Bắc Ninh | 1472 | Lê Thánh Tông |
5 | Vũ Tuấn Chiêu | Nam Định | 1475 | Lê Thánh Tông |
6 | Phạm Đôn Lễ | Thái Bình | 1481 | Lê Thánh Tông |
7 | Nguyễn Quang Bật | Bắc Ninh | 1484 | Lê Thánh Tông |
8 | Trần Sùng Dĩnh | Hải Dương | 1487 | Lê Thánh Tông |
9 | Vũ Duệ | Phú Thọ | 1490 | Lê Thánh Tông |
10 | Vũ Tích | Hải Dương | 1493 | Lê Thánh Tông |
11 | Nghiêm Hoản | Bắc Ninh | 1496 | Lê Thánh Tông |
12 | Đỗ Lý Khiêm | Thái Bình | 1499 | Lê Hiển Tông |
13 | Lê Ích Mộc | Hải Phòng | 1502 | Lê Hiển Tông |
14 | Lê Nại | Hải Dương | 1505 | Lê Uy Mục |
15 | Nguyễn Giản Thanh
Hứa Tam Tỉnh |
Bắc Ninh | 1508 | Lê Uy Mục |
16 | Hoàng Nghĩa Phú | Hà Nội | 1511 | Lê Tương Dực |
17 | Nguyễn Đức Lượng | Hà Nội | 1514 | Lê Tương Dực |
18 | Ngô Miễn Thiệu | Bắc Ninh | 1518 | Lê Chiêu Tông |
19 | Hoàng Văn Tán | Bắc Ninh | 1523 | Lê Cung Hoàng |
20 | Trần Tất Văn | Hải Phòng | 1526 | Lê Cung Hoàng |
21 | Nguyễn Xuân Chính | Bắc Ninh | 1637 | Lê Thần Tông |
22 | Nguyễn Quốc Trinh | Hà Nội | 1659 | Lê Thần Tông |
23 | Đặng Công Chất | Hà Nội | 1661 | Lê Thần Tông |
24 | Lưu Danh Công | Hà Nội | 1670 | Lê Huyền Tông |
25 | Nguyễn Đăng Đạo | Bắc Ninh | 1683 | Lê Hy Tông |
26 | Trịnh Tuệ /Trịnh Huệ | Thanh Hóa | 1736 | Lê Ý Tông |
Các vị Trạng nguyên thời Mạc
STT |
Tên | Quê quán | Năm đỗ
Trạng nguyên |
Đời vua |
1 | Đỗ Tống | Hưng Yên | 1529 | Mạc Thái Tổ |
2 | Nguyễn Thiến | Hà Nội | 1532 | Mạc Thái Tông |
3 | Nguyễn Bỉnh Khiêm | Hải Phòng | 1535 | Mạc Thái Tông |
4 | Giáp Hải | Bắc Giang | 1538 | Mạc Thái Tông |
5 | Nguyễn Kỳ | Hưng Yên | 1541 | Mạc Hiến Tông |
6 | Dương Phúc Tư | Hưng Yên | 1547 | Mạc Tuyên Tông |
7 | Trần Văn Bảo | Nam Định | 1550 | Mạc Tuyên Tông |
8 | Nguyễn Lượng Thái | Bắc Ninh | 1553 | Mạc Tuyên Tông |
9 | Phạm Trấn | Hải Dương | 1556 | Mạc Tuyên Tông |
10 | Đặng Thì Thố | Hải Dương | 1559 | Mạc Tuyên Tông |
11 | Phạm Duy Quyết | Hải Dương | 1562 | Mạc Mậu Hợp |
12 | Phạm Quang Tiến | Bắc Ninh | 1565 | Mạc Mậu Hợp |
13 | Vũ Giới | Bắc Ninh | 1577 | Mạc Mậu Hợp |
Lời kết
Trạng nguyên là danh hiệu của người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi đình do triều đình phong kiến tổ chức. Tại Việt Nam, khoa thi đầu tiên được gọi là “Thi nho học Tam trường” được tổ chức vào đời vua Lý Nhân Tông. Đến triều nhà Nguyễn thì vẫn tổ chức khoa thi nhưng không còn lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa mà là Đình nguyên. Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng quý bạn đọc đã nắm được thông tin về Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt ta là ai.
Xem thêm:
Sự thật về Lê Thần Tông – Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây
Vượn người xuất hiện đầu tiên ở đâu? Tiến trình tiến hoá của loài người
Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là ai? Chuyến hải trình đầu tiên khám phá thế giới?
Lào ở đâu? chủ nhân đầu tiên của nước lào là ai? Lịch sử khai phá và thành lập nước Lào
Loại chữ viết đầu tiên của loài người là gì? Nguồn gốc và lịch sử chữ viết