Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào? Danh sách các trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tốt nhất

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào?

Ngành kỹ thuật phần mềm đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn và phát triển, đối với việc các bạn học sinh mới tốt nghiệp xong thì việc tìm kiếm một ngôi trường phù hợp là rất khó. Bài viết dưới đây cho các bạn biết ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào? Bởi ngành này vẫn đang được đầu tư và phát triển không ngừng.

Khái quát về ngành kỹ thuật phần mềm

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào?

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Bạn có biết rằng bạn đang sử dụng phần mềm khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome,… chương trình chỉnh sửa thiết kế như After Effect, Lightroom,… thậm chí cả Google Search, Zing MP3,… cũng là một dạng ứng dụng. Thậm chí cả hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux cũng là phần mềm.

Kỹ sư phần mềm lập trình để máy tính có thể từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, nhàm chán, giảm thiểu các sai sót.

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Bắc?

Nếu tại miền Bắc mà bạn còn đang băn khoăn, lo lắng chưa biết chọn trường Đại học nào về khối ngành kỹ thuật phần mềm thì những ngôi trường đứng top dưới đây sẽ là lựa chọn rất thú vị cho bạn.

Học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT (FPTU)

Ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT được giảng dạy tích hợp giữa kiến thức nền tảng và công nghệ, kỹ thuật bao gồm: Kiến thức cơ bản về khoa học trong ngành Công nghệ thông tin; phương pháp, kỹ thuật, phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử; quản lý phần mềm…

Các kiến thức sinh viên được học tại đây đáp ứng đủ cho nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ở nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất phần mềm như: lập trình viên, quản lý dự án, giám đốc kỹ thuật…

Học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Văn Lang (VLU)

Khoa CNTT Trường ĐH Văn Lang đào tạo theo chương trình của CMU. Các môn học trong chương trình do giảng viên được tu nghiệp từ CMU trực tiếp giảng dạy. Chứng chỉ các môn học này do CMU cấp.

Với mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tế, Khoa Công nghệ Thông tin & Khoa Đào tạo quốc tế thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo. Tọa đàm nhằm tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp.Tìm hiểu kĩ hơn những yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp ngay tại địa bàn Tp. Đà Nẵng cũng như tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Công nghệ đào tạo của CMU là cơ sở đảm bảo chất lượng của chương trình: practical series, video clip, Web và các seminar thường xuyên của giáo sư CMU…

Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Trung?

Đối với các bạn Miền Trung muốn theo học khối ngành kỹ thuật phần mềm thì đoạn văn dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng.

Ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Duy Tân

Học Kỹ thuật Phần mềm ở Đại học Duy Tân là một lựa chọn sáng suốt đối với các bạn trẻ. Bởi, đây là ngành học có tiếng và lâu đời nhất của ĐH Duy Tân, được đào tạo theo chuẩn quốc tế, tích hợp đầy đủ kiến thức cơ bản của nhóm ngành Công nghệ Thông tin và các quy trình phát triển phần mềm.

Sinh viên Duy Tân sẽ có điều kiện triển khai các nghiên cứu khoa học tại trường dưới sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên là những tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Sinh viên ngay khi chưa tốt nghiệp đều được tham gia kỳ thực tập tại các tập đoàn lớn như: LogiGear Việt Nam, Công ty TNHH Gameloft Việt Nam, FPT Software thuộc Tập đoàn FPT, Global Cybersoft (Việt Nam).

Ngành kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học Sư phạm Huế (HUCE)

Ngành Kỹ thuật phần mềm là một trong năm ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo kỹ sư chính quy tại ĐH Sư phạm Huế được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để sinh viên có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.

Đào tạo ra những con người có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể tham gia phát triển phần mềm ở các công ty phát triển phần mềm, lập trình phần mềm ứng dụng cho các công ty, cơ quan, tổ chức hoặc lập trình phần mềm theo nhu cầu cá nhân.

– Kiến thức giáo dục đại cương: toán logic, toán rời rạc, giải tích, đại số tuyến tính và hình học,…

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

+ Các môn cơ sở: lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,…

+ Các môn chuyên ngành: Phát triển phần mềm hướng đối tượng, Lập trình thiết bị di động, Điện toán đám mây: Google Apps Engine, Azure, AWS, Trí tuệ nhân tạo…

Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào miền Nam? 

Ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào tại TP. Hồ Chí Minh? Đoạn văn sau sẽ cho các bạn thêm thông tin về các ngôi trường thuộc top tại Miền Nam.

Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT)

UIT thuộc Đại học Quốc gia TPHCM cũng cung cấp ngành đào tạo Kỹ thuật phần mềm. Sinh viên học tại đây được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể trở thành các kỹ sư phần mềm trong tương lai.

Yêu cầu đầu ra là phải nắm rõ quy trình xây dựng, phát triển và duy trì phần mềm. Có thể phân tích và triển khai các sản phẩm có tính thực tiễn cao trong đời sống.

Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH)

HUTECH đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm với nền tảng kiến thức mạnh về khoa học công nghệ. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành này có thể thiết kế hệ thống trên nền tảng máy tính ở cả phần cứng và phần mềm; linh động trong việc áp dụng các kiến thức liên quan vào thực tiễn ngành Kỹ thuật máy tính…

Ngành kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng

Sinh viên theo học Kỹ thuật phần mềm tại đây sẽ được tham gia các khóa liên kết doanh nghiệp để có thể tiếp cận thực tế trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Đại học Tôn Đức Thắng áp dụng các phương pháp đào tạo nhằm nâng cao ý thức tự học hỏi của sinh viên. Qua đó, sinh viên có thể tự trau dồi và hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng được học tại trường, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.

Ngoài ra còn các trường sau có đào tạo kỹ thuật phần mềm:

Vị trí việc làm và mức lương dành cho ngành kỹ thuật phần mềm

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:

  • Công ty phát triển, gia công phần mềm; bộ phận vận hành và phát triển CNTT tại các nhà máy, trường học…
  • Chuyên viên phân tích, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các cơ quan, công ty, trường học…
  • Làm việc ở bộ phận CNTT, các đơn vị có nhu cầu (hành chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không,…).
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm ở nhiều mảng. Làm việc tại công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Có thể tự phát hành các sản phẩm games, ứng dụng trên thiết bị di động.
  • Đảm nhận một số vị trí như: kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT…

Mức lương dành cho ngành kỹ thuật phần mềm như sau:

Tại Việt Nam, trung bình một kỹ sư mới ra trường làm tại một công ty thường có xuất phát điểm ở 300 USD một tháng, nhưng có thể đạt đến 1.000 USD tùy vào các lợi thế vốn có khác như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm khi còn học đại học, hiệu quả công việc, có kiến thức lập trình,… có thể sở hữu mức lương lên đến 2000 USD.

Kết luận

Qua bài viết trên, có thể thấy việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp với bản thân không hề dễ. Mong rằng bài viết trên các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể quyết định sáng suốt và phù hợp hơn cho con em mình nơi để gửi gắm tài năng trẻ cho đất nước sau này.

5/5 - (2 bình chọn)
  1. Khánh đã trả lời:

    Học Kỹ thuật Phần mềm ở Đại học Duy Tân là một lựa chọn sáng suốt đối với các bạn trẻ. Bởi, đây là ngành học có tiếng và lâu đời nhất của ĐH Duy Tân, được đào tạo theo chuẩn quốc tế, tích hợp đầy đủ kiến thức cơ bản của nhóm ngành Công nghệ Thông tin và các quy trình phát triển phần mềm.

    Sinh viên Duy Tân sẽ có điều kiện triển khai các nghiên cứu khoa học tại trường dưới sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên là những tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

    Sinh viên ngay khi chưa tốt nghiệp đều được tham gia kỳ thực tập tại các tập đoàn lớn như: LogiGear Việt Nam, Công ty TNHH Gameloft Việt Nam, FPT Software thuộc Tập đoàn FPT, Global Cybersoft (Việt Nam).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *