Ngành đồ họa đang ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm đông đảo từ các bạn trẻ. Vì vậy, hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu ngành đồ họa là gì? Học thiết kế đồ họa ra làm gì? Học thiết kế đồ họa cần những tố chất gì!
Ngành Đồ hoạ là gì?
Ngành đồ họa ( Mã ngành: 7210104) là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng, đi vào lòng người. Nói cách khác Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Các khối thi vào ngành Đồ hoạ là gì?
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học sẽ ưu tiên xét tuyển hai khối H và V, bởi đây là khối đều có chứa môn năng khiếu là vẽ.
Xét tuyển khối H
Đây là khối H được ứng tuyển nhiều nhất bao gồm:
Khối thi |
Môn thi |
H00 | Ngữ văn, Năng khiếu nghệ thuật 1, Năng khiếu nghệ thuật 2 |
H01 | Toán, Ngữ văn, Vẽ |
H02 | Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu |
H03 | Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu |
H04 | Toán, Tiếng Anh, Vẽ năng khiếu |
H05 | Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ năng khiếu |
H06 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật |
H07 | Toán, Hình họa, Trang trí |
H08 | Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật |
Xét tuyển khối V
Khối V sẽ bao gồm các tổ hợp môn sau:
Khối |
Môn thi |
V00 | Toán, Vật lý, Vẽ hình họa mỹ thuật |
V01 | Toán, Ngữ văn, Vẽ hình họa mỹ thuật |
V02 | Vẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh |
V03 | Vẽ mỹ thuật,Toán, Hóa học |
V04 | Ngữ văn, Vật lý, Vẽ mỹ thuật |
V05 | Ngữ văn, Vật lý, Vẽ mỹ thuật |
V06 | Toán, Địa lý , Vẽ mỹ thuật |
V07 | Toán, Tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật |
V08 | Toán, Tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật |
V09 | Toán, Tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật |
V10 | Toán , Tiếng Pháp , Vẽ mỹ thuật |
V11 | Toán , Tiếng Trung , Vẽ mỹ thuật |
Ngoài ra, một số Trường vẫn thực hiện hình thức xét tuyển qua học bạ (học kỳ 1, học kỳ 2 hoặc cả năm 12) dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc các bạn học sinh sắp hoàn thành chương trình THPT và tốt nghiệp lớp 12.
Các khối khác dùng để xét tuyển vào ngành đồ họa khác như:
Khối |
Môn thi |
A00 | Toán, Vật lý, Hóa học |
A17 | Toán, Vật lý, Khoa học xã hội |
A18 | Toán, Hóa học, Khoa học xã hội |
D10 | Toán, Tiếng Anh, Địa lý |
D15 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý |
D96 | Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội |
Trên thực tế, người làm trong lĩnh vực Đồ họa không cần thiết phải vẽ đẹp vì hiện nay mọi thiết kế được thực hiện trên máy tính bằng cách sử dụng phần mềm hiện đại kết hợp các ý tưởng sáng tạo để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, chỉ cần các bạn trang bị được kiến thức mỹ thuật cơ bản và kỹ năng xử lý công nghệ hiện đại thì đã có thể đủ điều kiện theo đuổi được công việc Đồ hoạ.
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Đồ hoạ là bao nhiêu?
Để hỗ trợ các bạn có nguyện vọng đăng ký vào ngành đồ họa, Đại học FPT đã tổng hợp danh sách điểm chuẩn ngành đồ họa ở các trường đại học cho các bạn tham khảo. Trong đó, theo tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, các trường có điểm chuẩn ngành đồ họa được xếp từ thấp đến cao theo các miền như sau:
Miền Nam
Tên Trường |
Mức điểm trung bình đầu vào |
Đại Học Nguyễn Tất Thành | 15 |
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng | 15 |
Đại Học Hoa Sen | 15 |
Đại học Thủ Dầu Một | 17 |
Đại học Công Nghệ TP. HCM | 18 |
Đại Học Dân Lập Văn Lang | 18 |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM | 24.5 |
Đại Học Kiến Trúc TP. HCM | 25 |
Đại Học Tôn Đức Thắng | 27 |
Miền Trung
Tên Trường |
Mức điểm trung bình đầu vào |
Đại Học Dân Lập Duy Tân | 14 |
Đại Học Nghệ Thuật – Đại Học Huế | 19.5 |
Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng | 21 |
Miền Bắc
Tên Trường |
Mức điểm trung bình đầu vào |
Đại Học Hòa Bình | 15 |
Đại Học Nguyễn Trãi | 16 |
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên | 18 |
Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội | 19 |
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội | 25 |
Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp | 25.5 |
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện mở mang tri thức thế hệ trẻ, rất nhiều các trường đại học, cao đẳng đã tiến hành tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác. Trong đó có 03 phương thức chủ yếu, bao gồm xét tuyển học bạ, xét tuyển qua kỳ thi đánh giá năng lực và phương thức tuyển thẳng theo yêu cầu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà các bạn học sinh có thể tham khảo để đưa ra quyết định tham gia xét tuyển đúng đắn.
Trường nào đào tạo ngành Đồ hoạ?
Khu vực miền Bắc
Sau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa ở khu vực miền Nam
- Đại Học Nguyễn Tất Thành
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
- Đại Học Hoa Sen
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Công Nghệ TP. HCM
- Đại Học Dân Lập Văn Lang
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
- Đại Học Kiến Trúc TP. HCM
- Đại Học Tôn Đức Thắng
Khu vực miền Trung
Sau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa miền Trung
Khu vực miền Nam
Sau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa ở khu vực miền Bắc
- Đại Học Hòa Bình
- Đại Học Nguyễn Trãi
- Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
- Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
- Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Liệu bạn có phù hợp với ngành Đồ hoạ hay không?
Để trở thành một Designer chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện cho mình những tố chất quan trọng sau:
Có tư duy thẩm mỹ
Thiết kế đồ họa là ngành học thuộc khối ngành Mỹ thuật, do đó tư duy thẩm mỹ là không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển trong ngành này. Tư duy thẩm mỹ bao gồm tư duy về màu sắc, tư duy về bố cục, tư duy về hình ảnh,… Bạn hoàn toàn có thể trau dồi khả năng thẩm mỹ của mình qua việc tự học và rèn luyện mỗi ngày.
Có khả năng sáng tạo cao
Sự sáng tạo sẽ cho ra đời những tác phẩm đồ họa độc đáo, thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự sáng tạo của một designer nên được kết hợp với tính thực tế. Dù sản phẩm có bay bổng khác biệt tới đâu cũng cần bám sát vào sản phẩm, phải thể hiện được thông điệp và ý nghĩa của sản phẩm.
Sự cẩn thận trong từng chi tiết
Một tờ poster là sự kết hợp của nhiều chi tiết khác nhau, sao cho sự kết hợp đó tạo nên một bố cục hoàn hảo. Do vậy, designer phải là người chú trọng tới từng chi tiết, luôn muốn tạo ra một sản phẩm đẹp mắt và tinh tế nhất.
Không ngừng trau dồi và học hỏi
Các xu hướng thiết kế luôn không ngừng thay đổi. Nếu một vài năm trước đây người tiêu dùng ưa chuộng các hình ảnh nhiều màu sắc, mới lạ, thì hiện nay phong cách thiết kế HOT nhất lại thuộc về phong cách tối giản, tinh tế. Do vậy, người làm thiết kế đồ họa cần không ngừng học hỏi và nắm bắt các xu hướng mới nhất để áp dụng nó một cách phù hợp.
Cơ hội việc làm của ngành Đồ hoạ ra sao?
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên.
Những cơ hội nghề nghiệp dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành đồ họa có thể kể đến như sau: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,… Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB,… Hơn nữa, như một đặc thù ưu ái, ngành đồ họa luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…
Mức lương ngành Đồ hoạ như thế nào?
Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành đồ họa với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12-15 triệu/tháng.
Kết luận
Với những thông tin mà ReviewEdu cung cấp, những bạn thí sinh thắc mắc “ngành đồ họa là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành đồ họa không, ngành đồ họa xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành đồ họa khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành đồ họa,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành đồ họa và trở thành một người thiết kế thành công trong tương lai.