Hướng dẫn ôn thi Sinh THPT Quốc gia đạt điểm cao

ôn sinh thi thpt quốc gia

Kỳ thi THPT Quốc gia đang tới rất gần, đồng nghĩa với việc các em học sinh cần phải ôn thi cấp tốc. Trong đó, môn Sinh học là một môn hết sức quan trọng đối với những bạn chọn tổ hợp thi là Khoa học Tự nhiên. Hãy để Reviewedu.net giúp các em cung cấp thông tin về lộ trình ôn tập môn Sinh học, cấu trúc đề thi và những lưu ý trong quá trình làm bài để đạt kết quả cao khi tham gia kì thi THPT Quốc gia nhé!

Lộ trình ôn Sinh THPT Quốc Gia hiệu quả nhất

Phần lý thuyết

Sử dụng sơ đồ tư duy, bảng biểu để hệ thống hóa các phần lý thuyết

Phân tích đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 của môn Sinh học thì thấy nội dụng phần lý thuyết phân bố cả ở Sinh học lớp 11 và Sinh học lớp 12. Để ghi nhớ cũng như hiểu bản chất kiến thức, các em nên tổng hợp kiến thức thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng biểu.

Ví dụ: Để ôn luyện các nội dung về cơ chế di truyền, các em nên lập bảng hoặc vẽ sơ đồ tư duy theo những tiêu chí sau: khái niệm, khuôn mẫu, nguyên liệu, enzim xúc tác, thời điểm, diễn biến, kết quả và ý nghĩa. Với các nội dung liên quan đến đột biến gen, các em làm tương tự với các tiêu chí sau: khái niệm, các loại, nguyên nhân, cơ chế cùng với hậu quả và vai trò.

Hiểu bản chất mỗi đơn vị kiến thức để phân chia thời gian ôn tập

Sau khi lập được dàn ý chi tiết bằng cách vẽ sơ đồ tư duy và bảng biểu cho chương trình học, các em cần phải phân loại kiến thức và hiểu thật kỹ từng đơn vị nhằm phân bổ thời gian học taapk sao cho hợp lý. Lý thuyết về môn Sinh học thi THPT Quốc gia được chia làm 3 nhóm:

  • Kiến thức về những khái niệm Sinh học:
      • Kiến thức về khái niệm yêu cầu các em cần phải nhớ chính xác, vì thế học kiến thức liên quan đến các khái niệm sinh học thì sử dụng phương pháp tái hiện là chính. Ghi ra giấy thật nhiều lần sau đó thì phân tích xem có bao nhiêu ý cần ghi nhớ.
  • Kiến thức về những quá trình Sinh học:
      • Kiến thức liên quan đến các quá trình Sinh học chính là loại kiến thức không miêu tả một sự kiện, hiện tượng riêng lẻ mà nó đề cập đến một chuỗi những sự kiện liên tiếp xảy ra theo một trình tự nghiêm ngặt và mang tính định hướng rõ ràng. Khi học phần kiến thức này, yêu cầu các em phải lập được dàn ý. Kiến thức quá trình không quá khó, tuy nhiên không thể nhớ bằng cách học thuộc lòng và học một cách máy móc như học khái niệm mà phải nhớ một cách có hệ thống và liên hệ chặt chẽ với nhau.
  • Kiến thức về các quy luật Sinh học:
    • Loại kiến thức cuối cùng là kiến thức liên quan đến các quy luật Sinh học, chúng phản ánh được xu thế vận động tất yếu của những sự vật, sự vệc, hiện tượng và nêu được mối quan hệ giữa các mặt khác nhau của từng sự vật, hiện tượng hoặc giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, đặc biệt quan trong chính là mối quan hệ nhân quả.

Các em cần phải nắm rõ từng phần lý thuyết và xem xét phần nào đã hiểu thì phân bổ thời gian học ngắn hơn, còn những phần nào khó thì có thể tăng thời gian học lên. Tóm lại, cần phải hiểu từng vấn đề và phân bố thời gian học thật hợp lý để có thể đạt kết quả cao.

Luyện tập đa dạng các câu hỏi lý thuyết

Phần lý thuyết được chia thành nhiều phần nhỏ thuộc các chương trong chương trình học lớp 11 và 12. Bởi vậy sẽ có vô số dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong đề thi thử. Sau khi hoàn thành những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản thuộc phần nhận biết thông hiểu, các em cần mở rộng kiến thức của mình bằng những câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao để có thể nâng cao điểm số. Để nắm thật chắc phần kiến thức thì cac em cần dành thòi gian để đọc thêm những kiến thức nâng cao hơn và làm nhiều dạng câu hỏi lý thuyết hơn mới đạt được điểm tuyệt đối ở phần này.

Phần bài tập

Để giải quyết được phần bài tập Sinh học. các em nên phân nhỏ thành nhiều dạng bài tập (cơ chế di truyền – biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thể, phả hệ, sinh thái học,…) và kèm theo phương pháp giải của từng dạng đi cùng với ví dụ minh họa.

Các em nên thuộc lòng các công thức liên quan dến cấu trúc của ADN, nhân đôi ADN, mối quan hệ giữ tỷ lệ của kiểu hình với kiểu gen của P đã biết, tần số kiểu gen của quần thể tự phối và ngẫu phối, xác định được số loại kiểu gen ở trong quần thể ngẫu phối, tính được hiệu suất sinh thái,…

Để đạt kết quả như mong muốn, các em cần tích cực làm thật nhiều dạng bài tập, từ đó rút ra phương pháp giải, cải thiện được kỹ năng tính toán, kịp tốc độ sau nhiều lần luyện đề. Trong quá trình ôn tập, các em sẽ biết được cách đặt thêm nhiều câu hỏi khác để tự mình trả lời, làm quen với nhiều dạng câu hỏi với tỉnh tổng hợp, khái quát cao.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2023

Đề thi tham khảo có 77,5% thuộc những câu hỏi lí thuyết (31/40 câu) và 22,5% câu hỏi về phần bài tập (9/40 câu). 75% câu hỏi của đề thi (chiếm mốc 30/40 câu) thuộc vào mức độ Nhận biết và Thông hiểu, trong đó thì có 4 câu thuộc chương trình Sinh học lớp 11 và 26 câu thuộc chuyên đề của chương trình Sinh học lớp 12. Độ khó của phần thi này cũng đảm bảo cho các học sinh trung bình – khá có thể đạt được điểm từ 6 – 7.5, đáp ứng rất tốt mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp. 

Đề thi minh họa không có sự xuất hiện của những câu hỏi cần tính toán, 25% câu hỏi từ đề thi (chiếm 10/40 câu) ở mức độ là Vận dụng – Vận dụng cao đều thuộc chuyên đề Sinh thái, Tiến hóa và vẫn theo thiên hướng lựa chọn số lượng phát biểu đúng/sai.

Lớp

Nội dung kiến thức Loại câu hỏi Cấp độ nhận thức

Tổng

LT BT NB TH VD VDC
12 1. Cơ chế di truyền và biến dị 7 1 4 2 1 1 8
2. Quy luật di truyền 2 5 1 4 1 1 7
3. Di truyền quần thể 2 1 1 2
4. Ứng dụng di truyền học 3 1 2 3
5. Di truyền người 1 1 1 1 2
6. Tiến hóa 5 1 3 1 5
7. Sinh thái 9 3 3 2 1 9
11 8. Sinh học cơ thể người 2 1 1 2
9. Sinh học cơ thể động vật 2 2 2
Tổng 31 9 12 18 6 4 40
Tỉ lệ (&) 77,5% 22,5% 30% 45% 15% 10% 100%

Những lưu ý trong quá trình làm bài cần khắc phục

Xác định các nội dụng ôn tập thông qua “vùng kiến thức”

  • Để ôn luyện môn Sinh học một cách hiệu quả thì cần chú ý đến “vùng kiến thức” xuất hiện trong đề thi tham khảo môn Sinh học.
  • Dựa vào đề tham khảo môn Sinh học thì “vùng kiến thức” bao gồm toàn bộ chương trình Sinh học 12 và một số phần kiến thức Sinh học 11.
  • Từ phân tích cơ bản của các chủ đề ở trong “vùng kiến thức”, có thể đánh giá được số lượng các câu hỏi và mức độ của từng câu hỏi trong mỗi chủ đề của đề thi. điều này giúp các em xác định được nội dụng mà mình cần ôn tập.
  •  Do đó, dựa vào năng lực của chính mình, các em cần lựa chọn ra những nội dung chính để tập trung ôn tập một cách phù hợp. Ví dụ, đối với đối tượng là học sinh yếu, trung bình và khá thì các phần kiến thức ở mức độ vận dụng cao trong các chương sẽ không cần ôn tập như ở phần di truyền học người thì năm nào cũng là dạng câu về phả hệ ở mức vận dụng cao rất khó thì nên bỏ qua và tập trung vào những mức độ dẽ hơn nhằm tránh quá tải với các em mà không đạt hiểu quả.
  • Tuy nhiên, vì đề của Bộ đã công bố chỉ là đề “tham khảo” nên với mức độ nhận thức các câu thì cũng chỉ mạng tính tham khảo (có thể có sự chênh lệch về mức độ nhận thức đối với đề thi thât).

Chú ý các kỹ năng ôn tập và làm bài

  • Đề thi THPT đang hướng tới việc đánh giá năng lực. Vì thế, học sinh chỉ học thuộc, nhớ một cách máy móc thì chắc chắn sẽ không đạt điểm cao.
  • Để đạt điểm như mong muốn trong kỳ thi sắp tới. Thì các em cần chú ý ôn tập các nội dụng bắt đầu từ cơ bản đến nâng cao dần lên theo các chủ đề khác nhau; sau đó làm thật nhiều bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; tổng hợp; phân tích; tính toán nhanh tùy theo tình huống đặt ra trong câu hỏi.
  • Khi làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm; sau khi lầm xong từng câu hỏi thì nên suy luận đến các tính huống liên quan nhưng mở rộng hơn. Với từng tình huống; chỉ cần thay đổi một số từ trong câu có thể đáp án sẽ khác đi.
  • Đặc biệt là với các câu hỏi tình huống thuộc chủ đề Tiến hóa với Sinh thái, cần đọc thật kĩ câu hỏi, khoanh tròn hoặc có thể gạch chân dưới các từ khóa quan trọng nhằm xác định và hiểu chính xác câu hỏi để không bị nhầm lẫn.
  • Để đạt điểm cao hơn thì trong thời gian này; các em cần hệ thống lại kiến thức dưới hình thức lập bảng tổng hợp; so sánh hoặc sơ đồ hóa hệ thống kiến thức. Khi nắm chắc từng kiến thức trong các chủ đề thì phải bắt đầu luyện giải để. Nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức, phân tích được các câu hỏi và chọn được đáp án đúng trong thời gian sớm nhất,
  • Kinh nghiệm cho thấy rằng đa số các học sinh khá giỏi có khả năng giải được tất cả các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao xuất hiện trong đề nhưng không có đủ thời gian. Chính vì thế, kĩ năng phân bổ thời gian khi giải đề đối với các em là vô cùng quan trọng.
  • Các em cần phân bố thời gian một cách hợp lí để hoàn thành nhiều vòng. Vòng 1 cần hoàn thành những câu hỏi ở mức độ dễ (mức độ nhận biết, thông hiểu) trong thời gian sớm nhất có thể (khoảng 15 – 20 phút). Vòng 2 làm những câu hỏi lý thuyết ở mức vận dụng và những bài tập yêu cầu tính toán mà áp dụng được công thức tính toán nhanh. Các câu hỏi khó cũng như các dạng bài tập còn lại mà chưa từng gặp bao giờ có thể để lại làm sau cùng.

Kết luận

Như vậy thông tin về ôn sinh thi thpt quốc gia có thể cung cấp cho bạn nhằm bổ sung và củng cố kiến thức.  Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các bạn ôn thi thành công trong kì thi sắp tới và những thông tin chia sẻ của Reviewedu sẽ mang lại giá trị cho các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt mục tiêu của mình trong kì thi THPT sắp tới nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *