Xét học bạ năm 2024 của Trường Đại học Thăng Long (TLU) cần những gì?

đại học Thăng Long xét học bạ 2021

Đại học Thăng Long (TLU) là một trong những cơ sở giáo dục đại học đa ngành tại thành phố Hà Nội. Sau nhiều năm thành lập, TLU đã chiếm được vị thế, sự tin tưởng trong lòng quý bậc phụ huynh và học sinh. Trường luôn nỗ lực, phát triển trở thành nơi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học. Đại học Thăng Long đã và đang phấn đấu xây dựng hình tượng theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới đây là một số thông tin mới nhất về Đại học Thăng Long (TLU) xét học bạ.

Danh mục bài viết

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Thăng Long (TLU)
  • Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Website: http://thanglong.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/thanglonguniversity
  • Mã tuyển sinh: DTL
  • Email tuyển sinh: info@thanglong.edu.vn
  • Điện thoại liên hệ: 024 3858 7346

Mục tiêu phát triển

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học đa ngành với chất lượng cao gắn với nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây dựng Trường theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây: Trường Đại học Thăng Long (TLU) có tốt không?

Thông tin xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU) năm 2024 – 2025

Xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long
Xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long

Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long

Đến năm 2024 Nhà trường chủ trường thực hiện 5 phương thức tuyển sinh sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  • Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ quốc tế
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ)
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập cấp THPT (học bạ) với điểm thi năng khiếu

Đối tượng, phạm vi xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long

Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT trên toàn quốc và đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Thăng Long

Chỉ tiêu tại Trường Đại học Thăng Long trong 3 năm gần nhất

Năm Mã tuyển sinh Chỉ tiêu xét tuyển
2022-2023 DTL 3.130 chỉ tiêu ở 23 ngành đào tạo khác nhau
2023-2024 DTL 2.800 chỉ tiêu ở 23 ngành theo 05 phương thức
2024-2025 DTL Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Hồ sơ xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long

Hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ 
  • Bản sao học bạ THPT có công chứng
  • Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (Đủ 2 mặt trước và sau)
  • Giấy chứng  là đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên (nếu có)
  • Lệ phí: 30.000 đồng/ nguyện vọng

Thời gian xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long

Thời gian xét tuyển trong 3 năm gần đây:

  • 2022-2023: Từ 15/03/2022-20/07/2022
  • 2023-2024: Từ 01/03/2023-06/07/2023

2024-2025: Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Thông tin xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU) năm 2023 – 2024

Thời gian xét tuyển

  • Theo thời gian tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và kế hoạch tuyển sinh của trường.

Hồ sơ xét tuyển

  • Phiếu đăng ký (mẫu download tại trang website nhà trường);
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân: đầy đủ 02 mặt trước và sau;
  • Bản sao có chứng thực Học bạ THPT;
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2022 trở về trước) hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023).

Thông tin xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU) năm 2022 – 2023

Năm 2022, trường ĐH Thăng Long xét tuyển học bạ cho ngành Điều dưỡng và ngành Dinh dưỡng.

Thời gian xét tuyển

  • Đợt 1: từ ngày 03/03/2022 đến 10/07/2022

Hồ sơ xét tuyển học bạ

Tương tự năm 2021.

Mức điểm xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long 

Trường Đại học Thăng Long hiện chưa công bố điểm xét tuyển học bạ năm 2022.

Thông tin xét tuyển học bạ mới nhất (nên xem):

Thông tin xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU) năm 2021 – 2022

Thời gian xét tuyển

Đại học Thăng Long bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển các đợt:

  • Đợt 1: từ ngày 2/08/2021 đến ngày 15/08/2021
  • Đợt 2: từ ngày 23/08/2021 đến ngày 06/09/2021
  • Đợt 3: từ ngày 19/09/2021 đến 17g00 ngày 02/10/2021

Hồ sơ xét tuyển học bạ 

Hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ 
  • Bản sao học bạ THPT có công chứng
  • Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (Đủ 2 mặt trước và sau)
  • Giấy chứng  là đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên (nếu có)
  • Lệ phí: 30.000 đồng/ nguyện vọng

Mức điểm xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU)

Tên ngành

Điểm chuẩn xét học bạ 

(thang điểm 30)

Khoa học máy tính 24.13
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 23.78
Hệ thống thông tin 24.38
Công nghệ thông tin 25.00
Trí tuệ nhân tạo 23.36
Kế toán  25.00
Tài chính – Ngân hàng 25.10
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 25.65
Quản trị kinh doanh 25.35
Marketing 26.15
Kinh tế quốc tế 25.65
Luật kinh tế 25.25
Quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành 24.45
Quản trị khách sạn ngành mới
Ngôn ngữ Trung Quốc 26.00
Ngôn ngữ Anh 25.68
Ngôn ngữ Nhật 25.00
Ngôn ngữ Hàn Quốc 25.60
Việt Nam học 23.50
Công tác xã hội 23.35
Truyền thông đa phương tiện 26.00
Điều dưỡng 19.05
Thanh nhạc

Thông tin xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long (TLU) năm 2020 – 2021 

Thời gian xét tuyển

  • Đợt 1: từ ngày 15/06/2020 đến ngày 30/06/2020
  • Đợt 2: từ ngày 07/09/2020 đến 17g00 ngày 15/09/2020
  • Đợt 3: từ ngày 19/09/2020 đến ngày 25/09/2020
  • Đợt 4: từ ngày 12/10/2020 đến 17g00 ngày 14/10/2020

Hồ sơ xét tuyển học bạ

Tương tự năm 2021

Mức điểm của Trường Đại học Thăng Long (TLU)

Tên ngành

Điểm chuẩn xét học bạ 

(thang điểm 30)

Khoa học máy tính 20.00
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 20.00
Hệ thống thông tin 20.00
Công nghệ thông tin 21.96
Trí tuệ nhân tạo 20.00
Kế toán  21.85
Tài chính – Ngân hàng 21.85
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 23.35
Quản trị kinh doanh 22.60
Marketing 23.90
Kinh tế quốc tế 22.30
Luật kinh tế 21.35
Quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành 21.90
Quản trị khách sạn ngành mới
Ngôn ngữ Anh 21.73
Ngôn ngữ Trung Quốc 24.20
Ngôn ngữ Nhật 22.60
Ngôn ngữ Hàn Quốc 23.00
Việt Nam học 20.00
Công tác xã hội 20.00
Truyền thông đa phương tiện 24.00
Điều dưỡng 19.15
Thanh nhạc

Trường Đại học Thăng Long đào tạo những ngành nào?

Cách ngành đào tạo của Trường Đại học Thăng Long năm 2024

STT

Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu

I. Lĩnh vực Nghệ thuật

1 Thanh nhạc 7210205 N00 40
2 Thiết kế đồ họa 7210403 H00, H01, H04, V00 60

II. Lĩnh vực Kinh doanh và quản lý

1 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D03 180
2 Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01, D03 160
3 Marketing 7340115 A00, A01, D01, D03 100
4 Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D03 140
5 Thương mại điện tử 7340122 A00, A01, D01, D90 70

III. Lĩnh vực Pháp luật

1 Luật kinh tế 7380107 A00, C00, D01, D03 120

IV. Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi

1 Kinh tế quốc tế 7310106 A00, A01, D01, D03 100
2 Việt Nam học 7310630 C00, D01, D03, D04 70

V. Lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin

1 Khoa học máy tính 7480101 A00, A01 40
2 Trí tuệ nhân tạo 7480207 A00, A01 60
3 Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01 280

VI. Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật

1 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 7510605 A00, A01, D01, D03 150

VII. Lĩnh vực Sức khỏe

1 Điều dưỡng 7720301 B00 150

VIII. Lĩnh vực Nhân văn

1 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 180
2 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01, D04 120
3 Ngôn ngữ Nhật 7220209 D01, D06 140
4 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 D01, D02 160

IX. Lĩnh vực Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân

1 Quản trị khách sạn 7810201 A00, A01, D01, D03, D04 150
2 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00, A01, D01, D03, D04 150

X. Lĩnh vực Báo chí và truyền thông

1 Truyền thông đa phương tiện 7320104 A00, A01, C00, D01, D03, D04 180

Điều kiện xét tuyển học bạ của Trường Đại học Thăng Long gồm những gì?

Học sinh xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long
Học sinh xét học bạ của Trường Đại học Thăng Long

Quy định về từng phương thức xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long

Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

  • Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Thăng Long quy định.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ quốc tế

  • Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế: chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL IBT đạt từ 56 trở lên và đáp ứng điều kiện tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt tối thiểu 14 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức

  • Xét tuyển thí sinh có kết quả thi ĐGNL học sinh THPT còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên hoặc kết quả thi ĐGTD học sinh THPT còn hạn sử dụng do ĐHBKHN tổ chức đạt tối thiểu 55/100 điểm trở lên.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ)

  • Xét tuyển thí sinh có kết quả thi (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 03 môn: Toán, Hóa học, Sinh học đạt tối thiểu từ 19,5/30 điểm trở lên, không có đầu điểm nào < 5.0; hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.

Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập cấp THPT (học bạ) với điểm thi năng khiếu

  • Xét tuyển thí sinh có kết quả học tập THPT (học bạ) trung bình 03 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của môn Ngữ văn ≥ 5.0 (đối với ngành Thanh nhạc), môn Ngữ văn hoặc môn Toán ≥ 5.0 (đối với ngành Thiết kế đồ họa); hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.

Quy định về học bổng của Trường Đại học Thăng Long

Tiêu chuẩn cụ thể về các mức học bổng sẽ phụ thuộc vào từng khóa và ngành học theo quy định. Gần đây nhất có thể kể đến đó là:

  • Học bổng du học toàn phần đến ngôi trường đại học Nice Sophia Antipolis ở Pháp với mức học bổng là giảm 100% chi phí học tập
  • Học bổng hệ đại học của trường Đại học Nanzan, Nhật Bản với mức học bổng là 40.000JPY/tháng từ trường Đại học Nanzan hoặc miễn học phí trong suốt 4 năm học
  • Học bổng ITM với mức học bổng nhận được bằng tiền mặt 10 tháng/năm học/3 năm học

Cách tính điểm xét tuyển học bạ của trường Đại học Thăng Long như thế nào?

Điểm xét tuyển bằng điểm trung bình của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Trong đó điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển là 6.5 điểm và không được có môn nào dưới 5.00 điểm. 

Đối với tổ hợp có môn hệ số 2, sẽ được tính như sau:

  • Điểm xét tuyển = (Điểm môn chính x 2 + Tổng điểm 2 môn còn lại) x 3/4

Thông tin chi tiết các bạn xem tại: Cách tính điểm xét tuyển học bạ?

Điểm chuẩn của Trường Đại học Thăng Long (TLU) chính xác nhất

Điểm chuẩn các ngành tại Trường Đại học Thăng Long từng năm

Ngành

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
      Xét tuyển KQ thi tốt nghiệp THPT

Kết tuyển kết hợp KQ thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Toán ứng dụng        
Khoa học máy tính 24,13 24,10 23,66 24,42
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 23,78 24,00 23,46 24,10
Hệ thống thông tin 24,38 24,40 23,29 24,23
Công nghệ thông tin 25,00 24,85 24,02 24,86
Kế toán 25,00 24,35 24,35 25,10
Tài chính – Ngân  hàng 25,10 24,60 24,49 25,31
Quản trị kinh doanh 25,35 24,85 24,54 25,17
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 24,45 23,75 23,84 24,49
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 25,65 25,25 24,77 25,05
Ngôn ngữ Anh 25,68 24,05 24,50 25,99
Ngôn ngữ Trung Quốc 26,00 24,93 25,18 26,20
Ngôn ngữ Nhật 25,00 23,50 23,63 25,01
Ngôn ngữ Hàn Quốc 25,60 24,60 24,91 26,08
Việt Nam học 23,50 23,50 22,50 23,56
Công tác xã hội 23,35      
Truyền thông đa phương tiện 26,00 26,80 25,89 26,23
Điều dưỡng 19,05 19,00 19,00
Y tế công cộng        
Quản lý bệnh viện        
Dinh dưỡng 20,35      
Kinh tế quốc tế 25,65 25,20 24,78 25,52
Marketing 26,15 25,75 25,41 25,82
Trí tuệ nhân tạo 23,36 24,00 22,93 23,49
Luật kinh tế 25,25 26,10 23,96 24,05
Quản trị khách sạn   23,50 24,10 24,55
Thương mại điện tử     24,97 25,59
Thiết kế đồ họa       Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu: 18,00

Các bạn xem thêm thông tin cụ thể hơn tại đây: Điểm chuẩn Trường Đại học Thăng Long mới nhất

Mức học phí của Trường Đại học Thăng Long (TLU) là bao nhiêu?

Theo lộ trình tăng học phí hàng năm, dự kiến năm 2023 – 2024 trường Đại học Thăng Long tiếp tục tăng 10% so với năm 2022 – 2023.

Tương đương mức tăng từ 2.500.000 VNĐ – 2.700.000 VNĐ cho một năm. Tuỳ vào mức độ nhu cầu từng ngành sẽ có sự thay đổi mức học phí ở các ngành mỗi năm.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về mức học phí của trường tại: Học phí trường Đại học Thăng Long TLU mới nhất

Phương thức nộp học phí Đại học Thăng Long như thế nào?

Hình thức thu: Thu bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng BIDV theo một trong hai hình thức là “Ủy nhiệm chi tự động” và “Chuyển khoản tại  quầy giao dịch” như sau:

Ủy nhiệm chi tự động

Áp dụng đối với những sinh viên đã mở tài khoản của ngân hàng BIDV tại trường, đã khai báo số tài khoản BIDV có sẵn (những sinh viên của hình thức này sẽ được hệ thống báo số tiền, thời hạn học phí qua tin nhắn điện thoại). Khi nộp học phí, sinh viên phải đảm bảo số dư trong tài khoản của mình (sau khi trừ đi các khoản phí khi duy trì thẻ ATM) lớn hơn hoặc bằng số tiền học phí.

Khi duy trì thẻ ATM, các khoản phí tối thiểu phải có trong thẻ bao gồm:

Phí duy trì tài khoản: 50 nghìn đồng. Số tiền này sẽ là số dư tối thiểu để duy trì thẻ và chủ tài khoản sẽ nhận lại khi đóng tài khoản.

Phí nhắn tin: 9 nghìn 900 đồng /tháng

Phí quản lý tài khoản: Phí quản lý tài khoản sẽ trừ hai đợt trong năm vào tháng 6 và tháng 12, mỗi đợt 13 nghìn 200 đồng. 

Chuyển khoản tại quầy giao dịch của các ngân hàng

Áp dụng đối với những sinh viên chưa có tài khoản tại BIDV và chưa khai báo thông tin tài khoản BIDV đã có (những sinh viên nộp theo hình thức này sẽ tự phải kiểm tra tiền học, thi lại chính xác cũng như thời hạn đóng học phí các đợt của mình) và sinh viên sẽ chuyển tiền vào số tài khoản của nhà trường như sau:

  • Tên tài khoản: Trường Đại học Thăng Long
  • Số tài khoản: 1241 0000 53 53 55
  • Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Lưu ý:

Sinh viên khi chuyển khoản tại quầy giao dịch phải ghi rõ MSV, họ và tên, kỳ, nhóm, năm nộp học phí.

Sinh viên không được chuyển khoản từ cây ATM, POS vì như vậy sẽ không có thông tin tên và MSV nên Nhà trường không ghi nhận đã nộp học phí.

Sinh viên chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của nhà trường, nên đến quầy giao dịch của BIDV để biết được chính xác số tiền cần nộp và không phải mất phí nộp tiền vào tài khoản.

Hồ sơ nhập học của Trường Đại học Thăng Long gồm những gì?

Hồ sơ nhập học bao gồm:

  • Lý lịch sinh viên
  • Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực;
  • Bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời năm 2024 (hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 trở về trước);
  • Giấy xác nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
  • Thí sinh điền các thông tin vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế và bản photocopy bảo hiểm y tế (BHYT) đã được cấp. Trường hợp không có thẻ BHYT thì nộp bản photocopy sổ hộ khẩu.

Kỳ thi ĐGNL của Trường Đại học Thăng Long như thế nào?

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL năm 2023 của Đại học Quốc Gia Hà Nội đạt tối thiểu 90/150 điểm trở lên hoặc kết quả thi ĐGTD năm 2023 của Đại học Bách Khoa đạt tối thiểu 60/100 điểm trở lên.

– Với điểm thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội:

Điểm xét tuyển = Điểm ĐGNL *30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

– Với điểm thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội:

Điểm xét tuyển = Điểm ĐGTD *30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Cấu trúc bài thi (gồm 3 phần)

  • Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
  • Phần 2 : Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút),
  • Phần 3 – Khoa học (Tự nhiên – Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).

Phương pháp chấm điểm 

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.

  • Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Kết luận

Đại học Thăng Long là một trong những trường đại học Tư thục có chất lượng hàng đầu Việt Nam. Trường đã và đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp sinh viên dễ dàng tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường. Hy vọng những thông tin mà Reviewedu mang lại sẽ giúp ích cho các bạn sĩ tử của chúng ta trong con đường tìm kiếm được ngành học mong muốn. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo một số trường xét tuyển học bạ:

4.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *