Thông tin tuyển sinh trường trung cấp giao thông vận tải Nam Định: Điều kiện thi, điểm chuẩn, học phí, cách xét tuyển, khối nào, chỉ tiêu

trung cấp giao thông vận tải nam định

Trung cấp nghề Nam Định luôn được ghi nhận, đánh giá bởi Nhà nước và của xã hội về vai trò cũng như sứ mệnh của trường đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải nói riêng và của đất nước nói chung trong suốt hơn những năm qua. Đây cũng chính là tiền đề, là bệ phóng quan trọng để Trường tiếp tục phát triển và gặt hái được những thành tựu lớn hơn trong tương lai trên con đường chinh phục những thử thách mới. Reviewedu sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin tuyển sinh của trường Trung cấp giao thông vận tải Nam Định qua bài viết dưới đây nhé.

Thông tin chung về Trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

  • Tên trường: Trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định
  • Mã trường: TCD 2506
  • Địa chỉ:: Km110 +700 Quốc lộ 10 xã Lộc An, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
  • Liên hệ số điện thoại 0228 3673266
  • Hotline: 0917114744
  • Website: truonggtvt.namdinh.gov.vn
  • Email: truonggtvtnamdinh@gmail.com

Xem thêm:

Hình thức học tập và bằng cấp tốt nghiệp của trường Trung cấp Xây dựng

Thông tin xét tuyển Trung cấp Điều dưỡng: Điều kiện thi, điểm chuẩn, học phí, cách xét tuyển, khối nào, chỉ tiêu

Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên

So với ngày đầu thành lập, cảnh quan, cơ sở vật chất của trường trung cấp Giao thông vận tải Nam Định ngày một khang trang hơn, trang thiết bị phục vụ đào tạo cùng hệ thống sân thể thao, vui chơi được đầu tư hiện đại. Trường đã xây dựng được đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế.

Sứ mệnh 

Nhà trường hướng đến việc đào tạo các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước nói chung và ngành GTVT nói riêng theo xu hướng cách mạng công nghệ.

Tầm nhìn

Đến năm 2025, Trường phấn đấu trở thành Trường trung cấp GTVT chất lượng cao theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Chiến lược 

  • Kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.
  • Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện vào các hoạt động của Nhà trường.
  • Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, giảng dạy.
  • Định kỳ thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng nhằm nâng cao giáo dục.
  • Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và sau đào tạo.
  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên.

Điều kiện thi vào trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Nam Định

  • Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS)
  • Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.

Điểm chuẩn của trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

Khi theo học Trung cấp nghề Giao thông vận tải Nam Định, các học viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Học viên phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT
  • Các bạn cũng cần đảm bảo đủ thời gian cần thiết. học các môn theo quy định

Học phí của trường

  • Học phí: 370.000 đồng/ tháng thực học
  • Học sinh tốt nghiệp THCS được miễn 100% học phí, học sinh thuộc đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách được miễn giảm học phí theo quy định.

Cách xét tuyển vào Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

Trường chỉ căn cứ vào việc xét tuyển học bạ THCS trở lên và không thông qua thi tuyển.

Khối tuyển sinh của trường trung cấp Giao thông vận tải Nam Định 

Chỉ cần bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tương đương trở lên là được đăng ký học tại trường.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường

Mã ngành  Ngành nghề đào tạo Chỉ tiêu
5510216 Công nghệ ô tô 35
5520123 Hàn 35
5520183 Vận hành máy thi công nền 35
5520227 Điện công nghiệp 50
5520205 KT máy lạnh & ĐHKK 35
5520226 Điện dân dụng 35

Ngành nghề đào tạo tại trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

Nghề Công nghệ ô tô

Nghề Công nghệ ô tô thực hiện các nhiệm vụ về bảo dưỡng sửa chữa động cơ; chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện; bảo dưỡng sửa chữa hệ thống gầm ô tô; thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sử dụng các thiết bị nghề nguội…

Sau khi kết thúc đào tạo chuyên ngành có khả năng làm việc ở: các cơ sở lắp ráp ô tô, tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành ô tô, chế tạo phụ tùng ô tô, kinh doanh ô tô và phụ tùng, đào tạo nghề,…

Nghề Hàn

Đây là nghề thực hiện các công việc nối hai đầu của một hay nhiều chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt hay áp lực hoặc cả hai yếu tố, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ.

Người học nghề “Hàn” làm việc trong các lĩnh vực như: Cơ khí, xây dựng, giao thông, đóng tàu, dầu khí,…

Nghề Vận hành máy thi công nền

Nghề Vận hành máy thi công nền thực hiện các nhiệm vụ như vận hành và bảo dưỡng các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san,… để thi công nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện… đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường và đúng thời gian quy định.

Người hành nghề này được bố trí làm việc ở các vị trí sau: công nhân chuyên ngành làm việc trên các công trường xây dựng, san lấp, công trình thủy điện, thủy lợi…; chỉ huy một nhóm công nhân làm việc, làm chủ máy thi công nền.

Nghề Điện công nghiệp

Nghề Điện công nghiệp tiến hành việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, máy phát điện và các thiết bị điện trong nhà máy, khu công nghiệp. Đảm bảo hệ thống điện hoạt động trong các môi trường trong nhà, ngoài trời, hầm lò.

Học viên chuyên ngành có thể làm việc ở các vị trí: Công nhân các công ty Điện lực, công ty xây lắp công trình điện; Công nhân trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

Nghề Điện dân dụng

Nghề Điện dân dụng có nhiệm vụ chính là lắp đặt hệ thống mạng lưới, công tắc, các thiết bị điện và các đồ dùng điện khác nhau cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện.

Những người thợ điện sẽ làm việc tại những khu vực như hộ gia đình, khu dân cư, văn phòng các cơ quan, xí nghiệp, công ty những cơ sở chuyên lắp đặt các hệ thống điện cho tòa nhà, công trình.

Nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí

Đây là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh hay thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, chất lượng, an toàn.

Người học chuyên ngành thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản, các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí để lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí;

Hồ sơ xét tuyển vào trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

  • Phiếu đăng ký học nghề (theo mẫu)
  • 4 đơn xin miễn giảm học phí (theo mẫu)
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp THPT. Những thí sinh mới tốt nghiệp chưa có bằng thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp (03 bản sao công chứng);
  • Bản sao học bạ
  • Bản sao giấy khai sinh
  • 2 ảnh màu 4×6 và 04 ảnh màu 3×4 (ghi tên + địa chỉ ngay trên mặt sau ảnh)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe (theo mẫu)
  • Bì hồ sơ (ghi rõ địa chỉ liên lạc, có dán tem)

Thủ tục nhập học vào trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định

  • Giấy báo nhập học
  • Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp THPT. Trường hợp chưa có bằng thì phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp bản chính
  • Học bạ gốc (để đối chiếu)
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
  • Giấy chuyển sinh hoạt Đoàn, Đảng (nếu có)

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin tuyển sinh của trường Trung cấp giao thông vận tải Nam Định. Các bậc phụ huynh và con em mình đang có ý định và mong muốn tìm hiểu về trường có thể xem và tham khảo trường. Reviewedu chúc các bạn học sinh sẽ tìm ra cho mình được nghề phù hợp và bản thân thật sự yêu thích.

Xem thêm:

Trường trung cấp nghề là gì? Bằng cấp của trường trung cấp nghề như thế nào?

Top những trường trung cấp thiết kế đồ họa tại Việt Nam

Những vấn đề xoay quanh việc học trung cấp y sĩ đa khoa: Bằng cấp gì? Học như thế nào? Ra trường làm những gì? Điều kiện thi, điểm chuẩn, học phí, cách xét tuyển, khối nào, chỉ tiêu

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *