Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật cơ khí động lực

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ và nhu cầu đi lại lớn như hiện nay, thật dễ dàng để chúng ta bắt gặp một chiếc ô tô di chuyển trên đường với tốc độ cực nhanh. Tuy nhiên, để biết được thiết kế của nó hay các quy trình liên quan thì ít người hiểu rõ. Bài viết sau xin chia sẻ tới độc giả các thông tin về ngành kỹ thuật cơ khí động lực, một ngành học có liên quan tới vấn đề nêu trên.

Ngành kỹ thuật cơ khí động lực là gì?

Kỹ thuật cơ khí động lực (tiếng Anh: Automotive Engineering) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý của nhiều lĩnh vực liên quan để thiết kế, chế tạo, phân tích và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngoài ra quy trình  thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc cũng được đề cập tới ngành học này.

Kỹ thuật cơ khí động lực
Kỹ thuật cơ khí động lực là gì?

Sinh viên sẽ được học tập những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện – điện tử…). Ngoài ra, họ còn được đào tạo về  kiến thức chuyên ngành như: động cơ đốt trong, công nghệ ô tô, máy thi công, thiết bị thủy khí… cùng kiến thức nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy…

Một trong những điểm cộng lớn đối với sinh viên học chuyên ngành này chính là các kỹ năng, không chỉ tự trang bị cho bản thân, họ còn được truyền đạt lại những kỹ năng bổ ích và mới mẻ khác nữa. Ví dụ: Kỹ năng chuẩn đoán hệ thống điện điều khiển động cơ: kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ, cách vận hành động cơ diesel…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật cơ khí động lực là gì?

Ngành kỹ thuật cơ khí động lực xét tuyển 04 tổ hợp. Đó là:

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật cơ khí động lực

Điểm chuẩn ngành KTCKĐL của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 22 điểm. Điểm này còn phụ thuộc vào khối thi và phương thức xét tuyển của từng trường.

Các trường đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí động lực

Có 06 trường đại học trên cả nước chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo chuyên ngành này. Các trường đó là: 

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí động lực?

Để biết được liệu bản thân có phù hợp với chuyên ngành này hay không, bạn có thể cân nhắc một số các yếu tố sau:

Để trả lời câu hỏi trên, bạn cần cân nhắc một số các yếu tố sau:

Kỹ thuật cơ khí động lực
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí động lực?
  • Khả năng làm việc nhóm tốt.
  • Giải quyết những vấn đề về kỹ thuật chuyên môn
  • Sử dụng được các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo
  • Khả năng quản lý, giám sát
  • Tư duy nhanh nhẹn, logic
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Kỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống 
  • Khả năng vận hành, bảo dưỡng
  • Có kỹ năng tích hợp các thiết bị
  • Khả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định
  • Khả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị mới
  • Sử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Học ngành kỹ thuật cơ khí động lực cần học giỏi môn gì?

Theo như chương trình đào tạo, sinh viên cần học tập tốt những môn như sau:

  • Toán học: Những sinh viên học tốt môn này chính là cơ sở nền tảng để phát huy được khả năng tư duy linh hoạt, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc.
  • Vật lý: Chuyên ngành này sử dụng đến 90% kiến thức của lĩnh vực vật lý. Nếu bạn học không tốt môn này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Ví dụ các môn như: Kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật nhiệt, hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô…
  • Tiếng Anh: Đây luôn là một yêu cầu bắt buộc với tất cả sinh viên vì nó liên quan tới từ vựng chuyên ngành kỹ thuật, làm luận văn, nghiên cứu khoa học…

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật cơ khí động lực như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành KTCKĐL hoàn toàn có thể đảm nhận công việc tại các công ty như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… cùng nhiều cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:

Kỹ thuật cơ khí động lực
Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
  • Kỹ thuật viên: quản lý chất lượng tại phòng kỹ thuật, công nghệ của các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực về nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất ô tô, động cơ, thiết bị thủy khí…
  • Nhân viên: tại cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông, doanh nghiệp về bảo hiểm, công ty vận tải…
  • Tư vấn, thiết kế: nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực về Công nghệ ô tô, động cơ đốt trong, thiết bị thủy khí tại Viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của Bộ, ngành…
  • Vận hành, giám sát về khâu sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại công ty, doanh nghiệp
  • Điều hành, giám sát tại cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực, Showroom…
  • Nhân viên Marketing: tại doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật cơ khí động lực là bao nhiêu?

Hiện nay, mức thu nhập của một kỹ sư Kỹ thuật cơ khí động lực khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể kiếm được từ 12 – 15 triệu VNĐ/tháng tùy thuộc quy mô công ty, yêu cầu công việc, kinh nghiệm và năng lực của chính bản thân mình. Hơn thế nữa, nếu làm việc tại các công ty nước ngoài, có kinh nghiệm chuyên môn và các chứng chỉ đầy đủ  thì mức lương trung bình có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng khoảng vài chục triệu VNĐ).

Kết luận

Được xem là ngành học then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực hiện nay đang hoạt động ở tất cả các dây chuyền sản xuất và ở mọi nơi. Những người theo đuổi ngành học này có thể dễ dàng tìm được một vị trí công việc mong muốn. Tuy nhiên, do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với dầu nhớt và động cơ máy, ngành yêu cầu sinh viên phải có được sức khỏe ổn định để đảm bảo tiến độ học tập, làm việc.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *