Muốn trở thành Kỹ sư cầu nối cần học những gì? Làm thế nào để trở thành một kỹ sư cầu nối? 

kỹ sư cầu nối cần học gì

Muốn trở thành Kỹ sư cầu nối cần học những gì? Được xem là một vị trí thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và đang ngày càng có nhu cầu tuyển dụng nhiều hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vị trí này, hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về Kỹ sư cầu nối là gì ngay sau đây nhé!

Kỹ sư cầu nối cần học những gì? 

Để có thể trở thành kỹ sư cầu nối, bạn sẽ cần phải có các kỹ năng liên quan đến chuyên môn và kỹ năng hỗ trợ khác. Bao gồm như sau:

Kỹ sư cầu nối cần học những gì? 
Kỹ sư cầu nối cần học những gì?

Kỹ năng code

Để có thể thành công và trở thành một BrSE. Kỹ năng code là một trong những yếu tố chuyên môn bạn nên rèn luyện. Khi bạn có kỹ năng code tốt, bạn có thể nhận làm các dự án pilot từ A – Z. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng sẽ giúp bạn có thể hiểu được những vấn đề kỹ thuật; để truyền đạt đúng cho offshore và khách hàng.

Kỹ năng ngoại ngữ

Do thường xuyên phải làm việc với các khách hàng nước ngoài. Kỹ năng ngoại ngữ sẽ là một trong những yêu cầu bắt buộc mà BrSE cần có. Với vị trí này, bạn sẽ cần thành thạo cả 4 kỹ năng là nghe – nói – đọc – viết.

Những kỹ năng liên quan

Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn trên. BrSE cũng cần phải có thêm một số kỹ năng; yếu tố liên quan khác. Những kỹ năng, yếu tố này sẽ giúp cho BrSE có thể hoàn thành công việc được hiệu quả hơn. Bao gồm:

Nhóm kỹ năng giao tiếp

Đây là 1 kỹ năng quan trọng mà người làm BrSE cần thường xuyên trau dồi và cải thiện. Bởi bạn sẽ cần thường xuyên làm việc với khách hàng và các đội nhóm liên quan. Khi kỹ năng giao tiếp tốt; bạn có thể dễ dàng hoàn thành công việc hơn.

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, bạn cũng cần:

Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. BrSE thường đi đôi với công việc của một quản lý dự án (Product Manager). Do đó, vị trí này sẽ cần có tinh thần trách nhiệm cao.

Khả năng quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc, thời gian hiệu quả.

Có khả năng tự học hỏi và tiếp thu kiến thức tốt.

Những kỹ năng bắt buộc của Kỹ sư cầu nối 

Để trở thành một Kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp. Bạn cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Về mặt kiến thức và kỹ năng mềm

  • Bằng đại học liên quan đến phần mềm hoặc kỹ sư
  • Có được nền tảng kiến thức CNTT tốt
  • Kỹ năng tiếng Nhật tốt, có thể thường xuyên giao tiếp với Khách hàng (N2 trở lên)
  • Có khả năng lãnh đạo nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên
  • Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tôn trọng tinh thần làm việc nhóm
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
  • Có thái độ chủ động
  • Có hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, có kinh nghiệm làm việc tại công ty Nhật Bản là một lợi thế.

Về mặt công nghệ

  • Sử dụng thành thạo một trong các ngôn ngữ lập trình như Java, .Net, PHP, C/C++, Objective-C là một lợi thế
  • Ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong đó 2 năm làm việc trong lĩnh vực Thiết kế, Mã hóa, Kiểm tra, Gỡ lỗi
  • Kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu như lược đồ cơ sở dữ liệu và truy vấn SQL đơn giản
  • Quen thuộc với phương pháp AGILE & Scrum

Làm thế nào để trở thành một kỹ sư cầu nối? 

Để trở thành kỹ sư cầu nối, bạn cần có bằng cử nhân về kỹ thuật dân dụng hoặc cơ khí. Mặc dù một số công việc yêu cầu bằng thạc sĩ. Nhưng điều này không phổ biến và bạn có thể bù đắp bằng kinh nghiệm phong phú. Bạn cần nghiên cứu những điều phức tạp của kỹ thuật. Bao gồm lập kế hoạch dự án, vật lý, công nghệ và toán học.

Bạn thường làm kỹ sư xây dựng trong vài năm; trước khi thăng tiến lên vị trí kỹ sư cầu nối. Để rút ngắn thời gian đó, hãy cân nhắc theo đuổi bằng cấp cao. Mặc dù giáo dục chính quy không thể thay thế kinh nghiệm. Nhưng nó có thể giúp bạn đảm bảo vị trí cao hơn. 

Làm thế nào để trở thành một kỹ sư cầu nối? 
Làm thế nào để trở thành một kỹ sư cầu nối?

Những thuận lợi và khó khăn của một Kỹ sư cầu nối

Lợi ích khi làm Kỹ sư cầu nối

Khi làm công việc kỹ sư cầu nối, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ vị trí này. Ví dụ như sau:

  • Mức thu nhập cao: Kỹ sư cầu nối là một trong những vị trí cần nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Do đó, mức lương của vị trí rất cao, có thể lên đến hơn 50.000.000 đồng/tháng.
  • Tạo đòn bẩy phát triển sự nghiệp: Kỹ sư cầu nối sẽ tạo cho bạn cơ hội làm việc trực tiếp với khách hàng, đảm nhiệm nhiều vai trò, trọng trách hơn. Do đó, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để phát triển sự nghiệp của mình.
  • Có cơ hội làm việc – định cư tại nước ngoài: Kỹ sư cầu nối là vị trí mà bạn sẽ có cơ hội cao làm việc, sinh sống và định cư tại nước ngoài. Từ đó sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị với vị trí này.

Khó khăn khi làm Kỹ sư cầu nối

Bên cạnh những lợi ích trên, khi lựa chọn công việc kỹ sư cầu nối, bạn cũng sẽ cần sẵn sàng đối mặt với những khó khăn như sau:

  • Rào cản ngôn ngữ: Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu với Kỹ sư cầu nối. Tuy vậy, nhiều bạn dù đã học tập trong một thời gian dài, nhưng vẫn không có khả năng giao tiếp với khách hàng. Điều này sẽ gây cản trở lớn đến công việc của bạn.
  • Yếu tố khoảng cách: Thông thường, do quá trình làm việc sử dụng offshore, vì vậy sẽ có khoảng cách và thường xuyên làm việc theo hình thức online. Vì vậy, điều này đôi khi là một yếu tố tạo ra sự bất lợi, khó khăn cho các bạn Kỹ sư cầu nối.
  • Chênh lệch múi giờ: Đặc thù của vị trí Kỹ sư cầu nối chính là thường xuyên làm việc với công ty nước ngoài. Do đó, sự chênh lệch múi giờ sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt, cuộc sống của bạn.
  • Trở ngại văn hóa: Những sự khác nhau về văn hóa giữa 2 quốc gia có thể gây ra những sự hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, làm  Kỹ sư cầu nối ngoài chuyên môn tốt sẽ cần khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, hành vi, cử chỉ của mình.

Kết luận 

Vậy là ReviewEdu đã cùng bạn tìm hiểu kỹ sư cầu nối là gì cũng như những thông tin thú vị liên quan đến nghề nghiệp còn khá xa lạ này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn tham khảo trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nếu có hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều content bổ ích khác đến từ ReviewEdu nhé!

Xem thêm:

Học ngành Kinh tế ra trường làm gì? Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế

Ngành Luật là gì? Học Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật

Học công nghệ thông tin ra làm gì? Mức lương của ngành CNTT sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?

Ngành Marketing là gì? Học Marketing ra trường làm gì? Những trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *