Khối C08 gồm những môn nào? Có những ngành nào và trường nào xét tuyển? Nếu bạn đang có nguyện vọng xét tuyển về khối thi này thì hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Khối C08 là gì? Gồm những môn nào?
Khối C08 gồm 3 môn là môn Văn học, Hóa học và Sinh học. Khối C08 được phát triển từ khối C truyền thống được kết hợp với khối B. Đây là tổ hợp môn mới với sự kết hợp của các môn thi nhằm đưa đến thí sinh có nhiều sự lựa chọn.
Theo đề án mới của kỳ thi THPT năm nay thì các môn thi đầu sẽ bao gồm kiến thức của khối cấp 3 là lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Theo đó thì các bạn thí sinh cần phải chú ý về cách ôn tập với phạm vi rộng do vậy các bạn cần phải chú ý nhiều.
Khối C08 xét tuyển ngành nào?
Khối C08 dành cho những bạn có niềm đam mê với những môn Văn – Sinh – Hóa,. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải chọn những ngành học phù hợp với bản thân, nên tốt nhất phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên bạn hãy cân nhắc xem mình có thể làm công việc gì? Công việc này có phù hợp với sở thích và cá tính mình hay không. Tiếp theo phải xem xét về xu hướng thị trường việc làm để lựa chọn ngành đầu ra của mình và cơ hội phát triển ngành nghề trong tương lai.
Mã ngành | Tên ngành |
7420201 | Công nghệ sinh học |
7340201 | Tài chính – Ngân hàng |
7340116 | Bất động sản |
7510401 | Công nghệ kỹ thuật hóa học |
7510406 | Kỹ thuật môi trường |
7540101 | Công nghệ thực phẩm |
7720601 | Xét nghiệm y học |
7720201 | Dược học |
7850101 | Quản lý tài nguyên và môi trường |
7850103 | Quản lý đất đai |
7720602 | Kỹ thuật hình ảnh y học |
Trường nào xét tuyển khối C08?
Các trường xét tuyển khối C08 đều là những trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo và giáo dục nguồn nhân lực chất lượng cao. Dưới đây là danh sách cụ thể các trường xét khối C08 mà ReviewEdu đã tổng hợp được:
Những trường đại học khối C08 khu vực Hà Nội
Những trường đại học khối C08 thuộc khu vực TP.HCM
Những trường đại học khối C08 thuộc khu vực miền Nam
Bí kíp ôn thi khối C08 đạt điểm cao
Vì khối C08 gồm 3 môn chính là Ngữ văn, Hóa học và Sinh học nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối C08 và các bạn có thể tham khảo cách học này.
Với môn ngữ văn
Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước
Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.
Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm
Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng.
Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man
Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.
Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài
Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận.
Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý
Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.
Với môn Hóa Học
Vững vàng các phần lý thuyết tổng quát
Nếu là bài tập lý thuyết thì phải xem lại phần lý thuyết trong sách hướng dẫn. Một điều khá là chắc chắn chính là đề thì sẽ không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần quá sa đà vào những kiến thức khỏ ngoài sách giáo khoa,
Tự làm đề cương các phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ
Đề thi sẽ thường chứa những câu hỏi có trong sách giáo khoa hoặc các bài tập có phần tính toán nhỏ có chứa nội dung của kiến thức về vô cơ – đại cương. Để có thể lấy điểm một cách trọn vẹn, các bạn thì sinh phải nắm thật chắc những kiến thức có trong sách giáo khoa và làm bài thi thật chính xác.
Với những câu hỏi phần này, nội dung sẽ thường nằm ở các phần sau: cấu tạo của nguyên tử – bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phân ứng oxi hóa – khử; chuyển dịch cân bằng, dung dịch – sự điện li; các bài toán về độ pH, tính chất hóa học của một số chất thuộc các nguyên tố nhóm halogen S, O, N, PAL, Fe
Những câu có phần nội dung là hóa học hữu cơ sẽ thường có nội dung thuộc trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố chính như (C H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp với nhóm halogen với các cách ra đề thường gặp như là viết phản ứng hóa học. Nêu hiện tượng của thí nghiệm hoàn thành các sơ đồ phản ứng hóa học; phản ứng điều chế
Về những bài tập hóa học vô cơ, chủ yếu sẽ là các bài toán về phần kim loại và hợp chất của các kim loại; phản ứng của kim loại và hợp chất kim loại với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, những phản ứng của kim loại và hợp chất trong dung dịch. Ở những câu hỏi này, yêu cầu dành cho thí sinh sẽ cao hơn, để lấy được điểm tối đa thì thí sinh cần làm tốt các bài tập phần này, thường phải là các thí sinh có khả năng khá giỏi.
Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lý và chưa triệt để
Phản ứng oxi hóa – khử là kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt chương trình hóa học vô cơ, là kiến thức kiểm tra kiến thức trong các kỳ thi ra trường, từ đại học đến các kỳ thi chọn học sinh giỏi các tỉnh, thành phố. trong các kỳ thi quốc gia hầu hết đều kiểm tra kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, việc hiểu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hóa khử không hề đơn giản và dễ dàng.
Học sinh thường mắc một số lỗi sai phổ biến như: Khi thí sinh tính toán theo phương trình hóa học hoặc tính theo sơ đồ phản ứng mà lại quên cân bằng phương trình hoặc cân bằng chưa đúng, hiểu sai những công thức tính toán ở trong hoá học;
Sử dụng đơn vị không thống nhất, không chú ý đến hiệu suất của các phản ứng cho trong bài, không biết chất hết hay chất dư trong phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu sót kỹ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề….
Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng lý thuyết hóa học trong giải bài tập
Một số các sai sót của học sinh trong quá trình giải bài tập đó là do thiếu kiến thức lý thuyết căn bản, phiến diện, thiếu kiến thức thực hành.
Ví dụ như một hợp chất hữu cơ có khả năng xảy ra phản ứng tráng gương thì học sinh lại chỉ nghĩ rằng đó là một Anđehit nhưng lại quên xét tới những trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, HCOOM,
Hay khi xảy ra sự thuỷ phân este, học sinh lại chỉ nghĩ rằng tạo ra sản phẩm là axit (hoặc muối) và ancol nhưng không nghĩ tới các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit hay kể cả xeton,…
Tránh tình trạng không xét đủ các trường hợp dẫn tới việc thiếu chất → giải sai
Một số học sinh thường bị mắc vào các “bẫy” của người ra đề khi giải toán đó là không chú ý tới một số các tính chất đặc biệt của nhiều chất trong phản ứng cũng như ở các chất sản phẩm, hay tính lưỡng tính của một số các oxit, hidroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan một số kết tủa của các oxit axit ví dụ như hoà tan CaCO3 bởi CO2, .., vì thế học sinh thường xét thiếu trường hợp.
Với môn Sinh học
Nắm vững kiến thức một cách bài bản
Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức; hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan đề củng cố kiến thức đó. Và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ.
Học nhóm
Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học. Mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các bạn có thể tự do trao đổi; bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.
Luyện đề
Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường; bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm để chính là cơ sở để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức còn kém; ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm.
Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các bạn nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn; kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các bạn giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.
Học khối C08 có dễ xin việc không?
Nhiều bạn thí sinh vẫn còn đang phân vân khối C08 còn khá mới. Số lượng ngành nghề cũng như trường xét tuyển khiêm tốn. Như vậy thì liệu sau này cơ hội việc làm có cao không? Học khối C08 ra trường làm gì? Để trả lời cho những thắc mắc trên của các bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra danh sách những công việc theo từng ngành mà các bạn học khối C07 sau khi ra trường có thể đảm nhận. Bao gồm:
Ngành Công nghệ sinh học
Tốt nghiệp Công nghệ sinh học sẽ mở ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác nhau bao gồm: Quản lý, điều hành những nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm; làm việc tại các trung tâm công nghệ sinh học động vật; chuyên viên tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm, trung tâm y khoa.
Ngành Dược học
Ngành Dược được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn. Tốt nghiệp ngành học này thì bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, công ty nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh; cơ sở y tế, trung tâm y tế, phòng khám hay nhà thuốc; …
Ngành Tài chính – ngân hàng
Ngành tài chính ngân hàng sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước với nhiệm vụ phụ trách tiền lương. Ngoài ra thì bạn còn có thể làm việc tại công ty bảo hiểm, chứng khoán. Hay lĩnh vực tài chính để mở rộng cơ hội thăng tiến hay phát triển bản thân.
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường
Với ngành quản lý tài nguyên và môi trường sẽ giúp bạn có cơ hội được làm việc tại công ty; nhà máy; xí nghiệp; kỹ thuật hạ tầng; môi trường đô thị cấp thoát nước; an toàn lao động. Hoặc có thể làm việc tại các trường học liên quan đến lĩnh vực môi trường. Ngành học này mang đến cơ hội làm việc rất tốt tại những sở tài nguyên và môi trường; sở xây dựng; sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; ủy ban nhân dân các hay tại những công ty tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản….
Review khối C08
Với những chia sẻ thông tin về khối C08 trên đây, ReviewEdu hy vọng sẽ là hành trang để các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với ngôi trường yêu thích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!