Khối C09 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối C09

Khối C09 gồm những môn nào và ngành nào? Khối C09 được đưa vào các khối thi xét tuyển Đại học, Cao đẳng từ năm 2016. Do vậy mà không phải ai cũng nắm được hết những thông tin về các ngành nghề, hay các trường xét tuyển. Với những thí sinh có nguyện vọng đăng ký học khối thi này thì hãy cùng ReviewEdu theo dõi bài viết sau đây nhé.

Khối C09 là gì? Gồm những môn nào?

Khối C09 gồm 3 môn là Ngữ văn – Địa Lý – Vật Lý. Được xem là một trong những khối thi mở rộng từ khối C truyền thống. Hiện nay thì vẫn có khá ít thí sinh biết đến khối thi này mặc dù các ngành nghề khối C09 được đánh giá là khá hấp dẫn.

Nếu đăng ký thi khối C09 thì các bạn thí sinh sẽ phải thi 5 môn trong đó có 3 môn bắt buộc Toán – Văn – Anh. Những thí sinh thi lựa chọn khối C thì việc ôn tập 2 môn Văn – Địa không quá khó giúp trang bị cho bạn phương pháp ôn thi hợp lý.

Khối C09 xét tuyển ngành nào?

Các ngành khối C09 mặc dù hạn chế nhưng đều được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Do vậy, nếu như bạn yêu thích các ngành trên mà có năng lực thi khối C09 thì cơ hội trúng tuyển của bạn rất cao.

Mã ngành  Tên ngành
7210403 Thiết kế đồ họa
7580108 Thiết kế nội thất
7310206 Quan hệ Quốc tế
7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường

Trường nào xét tuyển khối C09?

Bên cạnh các ngành học hay môn thi thuộc khối C09 thì thông tin khối C09 gồm những trường nào cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn thí sinh. Với một khối thi C09 vô cùng mới mẻ như vậy thì số lượng trường tuyển sinh thông qua khối C09 còn khá ít. Theo đó thì các trường đại học tuyển sinh khối C09 dưới đây bao gồm:

Những trường đại học khối C09 thuộc khu vực miền Bắc

Những trường đại học khối C09 thuộc khu vực miền Trung

Bí kíp ôn thi khối C09 đạt điểm cao

Vì khối C09 gồm 3 môn chính là Ngữ văn – Vật lý – Địa lý nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối C09 và các bạn có thể tham khảo cách học này. 

Môn ngữ văn 

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

  • Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
  • Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

  • Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

  • Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

  • Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

  • Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Môn Vật lý

Xây dựng lại hệ thống kiến thức

  • Đọc và hiểu từng bản chất và định nghĩa, thuộc định luật và công thức…có thể giúp các bạn ghi nhớ tốt, tránh được trường hợp nhớ nhầm hoặc quên lý thuyết dẫn đến mất điểm đáng tiếc. Ngoài ra, cần phải làm thật nhiều các dạng bài tập từ mức độ dễ đến khó.

Học theo chuyên đề

  • Mỗi chuyên đề đều có cách học riêng. Vì thế, việc ôn tập cũng như làm bài tập theo chuyên đề có thể giúp các bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức mà không bị nhầm lẫn với kiến thức thuộc chuyên đề khác.

Nâng cao kỹ năng làm bài tập qua quá trình luyện đề

  • Với hình thức là thi trắc nghiệm thì nó đòi hỏi các bạn cần luyện tập về cả tư duy lẫn tốc độ làm bài. Việc luyện đề sẽ giúp các rút ra được các kinh nghiệm hay, thậm chí là các mẹo làm bài để từ đó phân bố thời gian một cách hợp lý.

Rèn luyện việc sử dụng máy tính để tính toán

  • Các bạn nên học những mẹo để sử dụng máy tính cầm tay thành thạo và giúp cho việc tính toán được dễ dàng, tiết kiệm được thời gian cũng như làm bài tập chính xác hơn.

Môn Địa lý

Về các “khuôn” làm bài tập

  • Địa lý dễ học hơn vì nó luôn theo khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ cũng có 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng theo khuôn mẫu. Trả lời các kiến thức lý thuyết cũng luôn theo khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều khuôn mẫu nên nếu học, làm bài tập và trình bày theo những cái khuôn này sẽ dễ ghi nhớ và dễ dàng kiếm được những điểm số tốt

Về vấn đề biểu đổi

  • Bài thi Địa có 3 điểm thuộc về phần biểu đồ và nhận xét biểu đồ và đó là dạng bài tập không khó. Thi sinh cần nắm vững các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng cao hơn của chúng. lưu ý các quy tắc vẽ biểu đồ như ở đầu được phép về bút mực, ở đâu được phép về bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ giúp thí sinh tránh mất điểm oan.
  • Kỹ năng về phần nhận xét và giải thích biểu đồ luôn từ khởi quát đến cụ thể. Cái chung nên trình bày trước rồi mới đến cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế để đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu ý

Về vấn đề Atlas

  • Ghi nhớ và đọc hiểu Atlas thường xuyên có thể giúp thí sinh hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ kèm theo khả năng xác định các vị trí địa lý, địa danh quan trọng.. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm bài tập cũng như trả lời câu hỏi để thị.
  • Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi xác định vị trị, tên các đảo, các vườn quốc gia.

Sơ đồ tư duy

  • Trước tiên, cần nắm được tổng quan các vấn đề bài học thì mới có thể dễ dàng vạch ra những nội dung. Tiếp theo cản nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai chi tiết các ý.
  • Ngoài những kinh nghiệm ôn thị trên thì các em cần xác định thời gian và không gian học tập hợp lý, tránh thức khuya, hoặc học quá nhiều trong một ngày. Thay vì thức khuya dậy muộn thì nên tập ngủ sớm dậy sớm. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng việc nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.

Học khối C09 có dễ xin việc không?

Khi theo học một ngành nghề nào đó, điều mà phần đa các bạn mong muốn đó chính là sẽ có một công việc ổn định trong tương lai, đây cũng là mối quan tâm, lo lắng nhất của cả các bậc phụ huynh. Các ngành xét tuyển khối C09 khá hạn chế chỉ vỏn vẹn có hai ngành khiến cho nhiều bạn thí sinh vẫn còn khá rụt rè khi đăng ký khối C09 nhưng thực chất khối thi này mở rộng cơ hội việc làm rất lớn: 

Ngành Quan hệ quốc tế 

Quan hệ quốc tế là ngành học đa lĩnh vực như kinh tế, luật, văn hóa, chính trị, mối quan hệ giữa các quốc gia… Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí khác nhau, cụ thể: 

  • Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước 
  • Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán 
  • Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện 
  • Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí 
  • Phiên dịch viên quốc tế 
  • Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông 
  • Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc 

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường 

Bạn có thể lựa chọn tham gia vào các cơ quan thuộc nhà nước, các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, làm nghiên cứu viên tại các viện: 

  • Kỹ sư công nghệ môi trường 
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường 
  • Kỹ sư quản lý môi trường 
  • Kỹ sư quản lý tài nguyên rừng
  •  Kỹ sư quản lý môi trường và du lịch sinh thái 
  • Kỹ sư khoa học môi trường 
  • Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc 

Review khối C09

Với những chia sẻ trên đây về khối C09, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *