Đã từng có người nào đó chia sẻ vấn đề họ gặp phải và tìm tới bạn về những lời khuyên chưa? Bạn có lắng nghe họ một cách kiên nhẫn không? Nếu bạn là mẫu người thường dành thời gian của mình để lắng nghe vấn đề của bạn bè vậy thì nghề luật chắc chắn sẽ phù hợp với bạn. Trước khi quyết định theo đuổi ngành này, câu hỏi: “Học luật cần những yếu tố gì? Những môn học và kỹ năng cần thiết khi học Luật?” được rất nhiều sinh viên quan tâm. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngành Luật trong bài viết dưới đây.
Ngành Luật là gì?
Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Chúng bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất. Có nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Ngành luật được tạo nên bởi các nghị định pháp luật và các quy phạm pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ bao gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau.
Xem thêm: Ngành Luật là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Học Luật cần học giỏi những môn gì?
Để học tốt ngành luật học viên cần học rất nhiều môn học khác nhau. Trong đó có các môn học quan trọng đặc biệt cần nắm vững như:
Môn học Logic học
Logic học là một khoa học nghiên cứu về tư duy; về các quy luật và hình thức phổ biến của tư duy. Với mục đích nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Môn học giúp làm sáng tỏ các điều kiện để đạt tới tri thức chân thực; phân tích kết cấu của tư duy và một phương pháp luận lí tính chính xác.
Logic học là môn học quy định ở mọi ngành luật. Đây là một môn học mà bắt buộc mỗi một người luật sư đều phải học. Để khi tham gia bất kì một phiên tòa hay một vụ việc nào mà bạn sẽ suy nghĩ và lập luận một cách chặt chẽ với những thông tin kiến thức có sẵn.
Môn học Luật hiến pháp
Ngành luật cần học giỏi môn gì? Luật hiến pháp là một môn học vô cùng quan trọng trong ngành luật. Môn học giúp các bạn nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về luật hiến pháp Việt Nam. Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Được đưa vào chương trình học vào năm đầu tiên của những trường đào tạo luật. Luật hiến pháp là cơ sở để liên kết các ngành luật.
Bên cạnh đó, những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp là những nguyên tắc “bất biến”; nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật. Nên khi muốn hiểu các ngành luật khác một cách nhanh chóng thì việc học luật hiến pháp là một điều bắt buộc.
Môn học Lý luận nhà nước và pháp luật – Môn học cơ sở
Lý luận nhà nước và pháp luật là một bộ phận trong hệ thống các khoa học xã hội và có mối quan hệ với nhiều bộ môn khoa học.
Lý luận về nhà nước và pháp luật còn là một môn học có mối quan hệ mật thiết đối với môn học chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì cả hai bộ môn đều nghiên cứu sự phát triển của nhà nước và pháp luật trong từng thời kỳ xây dựng của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn khoa học pháp lý cơ sở. Có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn về các vấn đề có tính bản chất; các quy luật của nhà nước và pháp luật.
Tất các kiến thức của môn học này sẽ là chìa khóa cho ra nhiều môn luật khác. Đây là môn học bạn cần lưu ý khi còn đang thắc mắc ngành luật cần học giỏi môn gì?
Môn học Luật hành chính
Ngành luật cần học giỏi môn gì? Môn học Luật hành chính được đánh giá là tương đối khó đối với học viên. Vì tất cả kiến thức của môn học này đều có tác dụng rất to lớn trong thực tiễn của bất kì ngành học nào mà không chỉ riêng với ngành luật.
Luật hành chính là một môn học có những kiến thức cốt lõi cơ bản nhất. Giúp các bạn học viên có thể học tốt rất nhiều môn luật khác nhau.
Môn học Luật dân sự
Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam ta.
Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh rất rộng từ các mối quan hệ xã hội hợp đồng, kinh doanh, gia đình, ngoài hợp đồng,… Đối với tất cả học viên đã và đang theo ngành luật thì việc nắm rõ về những nguyên tắc và quy định của luật dân sự là cần thiết cho cả việc học lẫn công việc sau khi ra trường.
Muốn theo học ngành Luật cần những yếu tố gì?
Để bước vào chặng đường thực hiện giấc mơ trở thành cử nhân Luật. Các bạn cần sở hữu những tố chất như sau:
Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt
Đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xã hội và đặc biệt ở ngành luật. Đòi hỏi phải đọc rất nhiều các loại sách. Cạnh đó, bạn còn cần cập nhật những thông tin khác nhau để có thể hiểu và nắm bắt được toàn bộ những bộ luật hiện có; và vận dụng tốt trong mọi trường hợp.
Ngành luật bao gồm những lĩnh vực thường gặp. Như: Dân sự; hình sự; đất đai; lao động,… và một số lĩnh vực khác vẫn chưa phổ biến như: Khiếu nại – tố cáo; cư trú hộ tịch; bảo hiểm,…
Do vậy, việc đọc sách và tài liệu sẽ là yêu cầu và là tố chất thiết yếu để trở thành một luật sư; một chuyên gia tư vấn vấn pháp luật tương lai. Ngoài ra, các bộ luật liên tục được cập nhật và sửa đổi bổ sung. Đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực này cần nắm bắt chính xác và kịp thời những thông tin đó.
Để trở thành một luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật các bạn không chỉ đáp ứng yêu cầu đọc và hiểu các thông tin có trong sách vở. Mà còn phải học và ghi nhớ nhiều chi tiết trong hệ thống pháp lý. Có rất nhiều các bộ luật khác nhau trong hệ thống tư pháp; bạn sẽ phải có kỹ năng tra cứu, vận dụng phù hợp những bộ luật trên. Mới có thể áp dụng kịp thời và chính xác trong từng hoàn cảnh và tình huống riêng biệt.
Yêu thích sự tranh luận
Luật sư là người có khả năng phân tích nhằm đưa ra những quan điểm chính xác cùng lý luận sắc bén kết hợp cùng nền tảng kiến thức vững chắc của bản thân để tiến hành thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn rằng lý lẽ đưa ra là hoàn toàn thuyết phục. Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những ý kiến đầy sức thuyết phục; và nhận được sự đồng tình của mọi người. Thì khi đó bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.
Khả năng giải quyết vấn đề
Khi trở thành một luật sư, các bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn và hóc búa. Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.
Trong trường hợp bạn bè bạn gặp khó khăn. Bạn có thể dễ dàng đề xuất hướng giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn thích giải quyết khó khăn và thử thách. Ngành luật sẽ là ngành thích hợp với bạn.
Kiên trì và nhẫn nại
Kiên trì và nhẫn nại là một tố chất không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn “chiến thắng” trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không phải bỏ cuộc hay lẫn trốn khi gặp các vấn đề hoặc khó khăn, thách thức phía trước.
Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt
Ngoài những yếu tố trên, người học luật cần phải trau dồi khả năng đàm phán và kỹ năng lắng nghe. Trước mỗi sự vụ, luật sư cần phải mềm mỏng; uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.
Có tính “tấn công”
Tính “tấn công” ở đây được hiểu là sự mạnh mẽ, bộc trực, dám nghĩ dám làm. Là một người không sợ thử thách, khó khăn, vững vàng trước mọi cám dỗ. Khi đó bạn sẽ có thể giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ của mình trước mọi rào cản, khách quan để tìm lại và bảo vệ công lý.
Có khả năng thuyết phục
Là một luật sư, bạn luôn phải thuyết phục mọi người. Để họ lắng nghe những gì bạn nói. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển ý kiến của tòa theo hướng có lợi cho khách hàng. Và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ.
Cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập trên mọi lĩnh vực. Việc sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc.
Những kỹ năng cần thiết khi học Luật
Tư duy phản biện và tranh luận
Tư duy phản biện là tư duy một vấn đề dựa trên sự phân tích; đánh giá thông tin theo những cách nhìn khác nhau. Để làm sáng tỏ và xem lại tính chính xác của vấn đề đó. Đưa ra những giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sự thật. Lý lẽ rõ ràng một cách chủ động, sáng tạo. Khi tư suy phản biện, người luật sư sẽ tiếp cận những thông tin của vụ việc đa chiều hơn; khách quan hơn trong quá trình quan sát, tìm hiểu và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Người luật sư phải thường xuyên rèn luyện, vận dụng khi hành nghề.
Tranh luận cũng là một kỹ năng phải rèn luyện rất nhiều. Cũng như phải biết vận dụng nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe… Tranh luận cũng là một hình thức trao đổi một vấn đề với những góc nhìn, quan điểm, tư tưởng khác nhau của những người tranh luận bằng ngôn từ của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Để xác định được vấn đề mấu chốt trong các vụ việc. Cần phải tìm hiểu sự việc một cách khách quan. Trong khi lắng nghe đòi hỏi người luật sư:
- Thứ nhất, nghe một cách chủ động, tích cực. Trong quá trình trình bày sự việc, tồn tại các trường hợp khách hàng của mình không muốn kể. Hay kể thiếu chi tiết liên quan đến sự kiện tranh chấp; đòi hỏi người nghe cần chủ động dẫn dắt để họ nói hết vấn đề.
- Thứ hai, kết hợp nghe với ghi chép lại. Trong quá trình lắng nghe, cần kết hợp với việc ghi chép lưu trữ những thông tin quan trọng. Tránh trường hợp bỏ quên những chi tiết có giá trị. Điều này thuận tiện cho việc tra cứu, lập luận, ra quyết định sau này. Cần ghi chép chính xác, cẩn thận những thông tin nghe được.
- Thứ ba, xâu chuỗi các thông tin mà khách hàng cung cấp để tìm ra yếu tố mấu chốt. Các sự kiện liên quan tới cuộc tranh chấp mà khách hàng có thể trình bày không liền mạch; không theo thứ tự cụ thể.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Khi đặt và sử dụng câu hỏi như thế nào; tần suất ra sao là một kỹ năng khó; cần người luật sư rèn luyện qua thời gian. Có một số nguyên tắc khi đặt câu hỏi cho khách hàng: Không hỏi quá nhiều cùng một lúc, tích cực sử dụng các câu hỏi mở để khai thác được thêm thông tin,…
Có một số loại câu hỏi như sau:
- Câu hỏi mở – câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời rất ngắn gọn. Loại câu hỏi này nên được sử dụng khi muốn có được thông tin một cách nhanh và ngắn gọn nhất. Đối với câu hỏi mở thì ngược lại sẽ nhận được câu trả lời dài hơn. Đây là loại câu hỏi nhằm gợi ý ý tưởng, cảm xúc, tình huống,…để người được hỏi trả lời bằng quan điểm riêng của mình.
- Câu hỏi tu từ: Câu hỏi tu từ không phải là một câu hỏi cần câu trả lời. Mà nó là những câu khẳng định lại vấn đề dưới dạng câu hỏi.
- Câu hỏi “hình nón”: Câu hỏi dạng hình nón là dạng câu hỏi được bắt đầu từ các câu hỏi chung chung rồi đi vào trọng tâm. Trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn.
Kỹ năng áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề của khách hàng. Nhiều trường hợp không phải chỉ áp dụng một văn bản quy phạm pháp luật là giải quyết vấn đề mà phải áp dụng nhiều văn bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hiến pháp; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định; Thông tư có liên quan,….
Kết luận
Vậy là ReviewEdu đã cùng bạn tìm hiểu học luật cần những yếu tố gì cũng như những thông tin thú vị liên quan đến nghề nghiệp khá hot này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn tham khảo trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nếu có hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều content bổ ích khác đến từ ReviewEdu nhé!
Xem thêm:
Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? Mục đích và thời gian xây dựng của bia tiến sĩ
Bao nhiêu điểm thì đậu tốt nghiệp THPT? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT chính xác nhất
Học ngành Kinh tế ra trường làm gì? Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế
Ngành Luật là gì? Học Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật