Ai là người tạo ra tiếng Việt – Nguồn gốc chữ quốc ngữ?

ai là người tạo ra tiếng việt

Mỗi một quốc gia đều sở hữu một ngôn ngữ của riêng mình. Ở nước ta, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Kể từ khi ra đời, tiếng Việt đã mang trong mình những bản sắc và nét đẹp rất riêng. Xuyên suốt quá trình phát triển, tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc xem ai là người tạo ra tiếng Việt và chữ Quốc ngữ chưa? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá xem ai đã phát minh ra tiếng Việt và chữ Quốc ngữ – chữ viết chính của tiếng Việt bạn nhé.

Ai là người tạo ra tiếng Việt? Đôi nét về sự phát triển của tiếng Việt

Alexandre de Rhodes
Alexandre de Rhodes

Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á và là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này. Là một nước nằm trong vùng văn hóa Đông Á, tiếng Việt không có nhiều sự tương đồng với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của ông cha ta từ lâu đời. Bắt nguồn từ thời Hồng Bàng, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với nhau. 

Tiếng Việt là một ngôn ngữ do chính người Việt cổ sáng tạo ra và sử dụng từ ngàn đời trước. Dù trải qua một thời gian dài chịu sự xâm lược của ngoại bang, người dân vẫn sử dụng tiếng Việt, nhất quyết không để tiếng nói của dân tộc bị đồng hóa. Hơn bốn nghìn năm trôi qua, tiếng Việt của người Việt không hề bị mai một hay mất đi mà càng phong phú, giàu từ vựng hơn. 

Nguồn gốc và sự hình thành của chữ Quốc ngữ

Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm lược Việt Nam và đưa tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức. Áp dụng trong giáo dục, hành chính và ngoại giao. Chính quyền Pháp thuộc lúc bấy giờ đã cho phép các tu sĩ Dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, Ý và Pháp tạo ra một hệ thống chữ viết mới. Các ký tự của bảng chữ cái Latin đã được sử dụng để tạo ra sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Quy tắc ghép âm và chính tả của chữ viết này dựa trên văn tự Bồ Đào Nha và Ý. 

Chính quyền Pháp gọi chữ viết mới này là “Chữ Quốc ngữ” nhằm loại bỏ hoàn toàn chữ Nôm và chữ Hán. Từ khi chữ Quốc ngữ được phát minh ra, hầu như ai trong cộng đồng Pháp ngữ cũng chuyển qua sử dụng loại chữ này để ghi lại tiếng Việt. Năm 1865, Báo Gia Định trở thành tờ báo đầu tiên được xuất bản bằng chữ Quốc ngữ. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của chữ Quốc ngữ và tương lai trở thành chữ viết chính của tiếng Việt sau này.

Ai là người tạo ra chữ quốc ngữ – chữ viết chính của tiếng Việt

Chữ Quốc ngữ – chữ viết chính của tiếng Việt là một công trình ngôn ngữ học. Được tạo nên từ nhiều nghiên cứu khác nhau vì thế mà rất khó thể xác minh ai là người thực sự tạo ra nó. Cái nôi của chữ Quốc ngữ được hình thành trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Vào đầu thế kỷ 17 của các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha. Francisco de Pina được cho là nhà truyền giáo đầu tiên có thể nói thông thạo tiếng Việt. Từ đây, ông đã bắt đầu nghiên cứu phương pháp ghi lại phát âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin.

Sau này, giáo sĩ Alexandre de Rhodes người Pháp đã dựa trên những nghiên cứu trước đó. Ông biên soạn nên hai tựa sách là: Phép giảng Tám ngày và Tự điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin. Hai tựa sách này của Alexandre de Rhodes được viết bằng chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh. Vì vậy, ông được ghi nhận là người có công lớn trong việc tạo ra chữ viết này. Ngoài Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, một số nhà truyền giáo khác cũng đã có đóng góp lớn đối với sự hình thành của chữ Quốc ngữ. Như: Antonio de Fontes, Girolamo Maiorica, Christoforo Borri và Francesco Buzomi.  

Địa vị chính thức của chữ Quốc ngữ

Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kì. Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ.

Năm 1879, chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở thôn xã Nam Kì phải dạy kiểu chữ này. Ngày 14 tháng 6 năm 1880 nhà chức trách thuộc địa Nam Kì đã ra nghị định giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỉ 20 chữ Quốc ngữ ngày càng trở nên phổ biến, lan rộng trong các  tầng lớp nhân dân. Chữ Quốc ngữ qua những tác phẩm biên khảo, phóng sự,bình luận, du ký của những Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, cùng một loạt tiểu thuyết và thơ mới của nhóm Tự lực Văn đoàn với tư tưởng mới, phong cách mới đã chứng minh chức năng toàn diện của chữ Quốc ngữ để rồi sau năm 1945 các chính quyền kế thừa đều công nhận lối chữ này.

Lời kết 

Tiếng Việt là một ngôn ngữ do người Việt cổ sáng tạo ra để phục vụ mục đích giao tiếp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tiếng Việt không hề bị mai một hay mất đi mà ngày càng phát triển hơn. Chữ Quốc ngữ ra đời nhằm mục đích ghi lại tiếng Việt với các ký tự Latin. Thay vì chữ Nôm hay chữ Hán đầy rắc rối. Thông qua bài viết này, Review Edu mong rằng quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về ai là người tạo ra tiếng Việt cũng như nguồn gốc của chữ Quốc ngữ. Hãy ghé thăm website của chúng tôi để khám phá thêm về những phát minh khác nhé!

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *