Ai đã tạo ra Hệ đếm thập lục phân – Phát minh kỳ diệu trong toán học?

ai phát minh hệ đếm thập lục phân

Bạn chắc hẳn đã từng nghe qua hệ đếm lục thập phân khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành lập trình hoặc quản trị mạng, việc việc nắm được khái niệm cơ bản của hệ đếm thập lục phân là rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Reviewedu khám phá xem ai đã phát minh ra hệ đếm thập lục phân nhé. 

Hệ đếm thập lục phân là gì và ai đã phát minh ra nó?

Hệ đếm thập lục phân hay hexadecimal là một hệ đếm được sử dụng trong toán học và khoa học điện toán. Hệ thập lục phân là phương pháp biểu thị số nhị phân theo hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và A đến F để biểu diễn các thông tin cơ bản trong máy tính. Điều đó có nghĩa là chỉ có 16 ký hiệu hoặc các giá trị chữ số có mặt trong hệ. Trong đó A, B, C, D, E và F là các biểu diễn bit đơn lẻ của giá trị thập phân 10, 11, 12, 13, 14 và 15. Nó chỉ sử dụng 4bit để có thể biểu diễn giá trị của bất kỳ chữ số nào. Người ta biểu thị số thập lục phân bằng cách thêm tiền tố 0x hoặc hậu tố h. 

Vị trí của mỗi chữ số trong hệ có trọng số là một lũy thừa của 16. Mỗi vị trí trong hệ thập lục phân có giá trị lớn hơn 16 lần so với vị trí trước nó. Tức là giá trị của một số thập lục phân được xác định bằng cách nhân mỗi chữ số của số đó với giá trị của vị trí mà chữ số xuất hiện. Người phát minh ra hệ đếm thập lục phân là các kỹ sư của công ty công nghệ IBM. Năm 1963, IBM đã giới thiệu với giới điện toán hệ đếm này. Và nó đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.  

Tên gọi chính thức của hệ đếm thập lục phân

Người phát minh ra hệ đếm thập lục phân là tập đoàn IBM đã lựa chọn tiền tố “hexa” cho tên gọi hexadecimal của hệ. Thay vì “sexa” của tiếng Latinh. Cái tên hexadecimal có nguồn gốc từ chữ “hexi” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sáu”. Còn decimal là từ có gốc Latin có nghĩa là “mười”. Ghép hai từ lại chúng ta có một từ mang ý nghĩa là “mười sáu” tức là “thập lục”. Đây được xem là một từ bất thường bởi nó được ghép từ hai gốc từ của hai ngôn ngữ khác nhau. Vì hexadecimal là một từ khá dài nên người ta thường gọi tắt nó là “hex”.

Hệ đếm thập lục phân và ứng dụng của nó 

Từ khi được phát minh ra, người ta thường sử dụng hệ đếm thập lục phân trong lập trình HTML và CSS. Những nền tảng này sử dụng những bộ tam kết thập lục phân hex triplet. Bắt đầu bằng dấu # để biểu thị màu sắc xuất hiện trong các trang web. Dấu này còn được sử dụng trong việc biểu thị các số thập lục phân nửa. Công thức #RRGGBB (Đỏ, Vàng, Xanh) được dùng để thể hiện màu sắc 24bit. Trong công thức này, “RR” biểu thị phân hợp màu đỏ. “GG” biểu thị phân hợp màu vàng. Và “BB” biểu thị phân hợp màu xanh lam của tổ hợp tam phần.

Cách chuyển đổi các hệ số đếm

Hệ thập lục phân còn được dùng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật máy tính khác. Ngoài ra, nó còn là phương pháp phổ biến trong việc biểu đạt giá trị của một byte thông qua các dãy ký tự. Một byte có tới 256 giá trị và chúng đều có thể được biểu thị bằng hệ thập lục phân. Người ta cũng sử dụng hệ đếm thập lục phân trong các liên kết URL. Hay những ký tự đặc biệt được biểu thị bằng dấu %. Hệ đếm thập lục phân cũng giúp cho việc đọc và sao chép các địa chỉ dài 128bit trở nên dễ dàng hơn.

Vì sao chúng ta thường sử dụng hệ Thập lục phân nhiều hơn hệ Thập phân?

Trong ngành Công nghệ thông tin thì hệ cơ số 16 chắc không phải xa lạ gì. Ngay từ khi học các môn cơ sở trên trường; hoặc là trong quá trình tìm hiểu trên mạng. Chúng ta đã được giới thiệu về khái niệm Hệ đếm và 4 hệ đếm cơ bản:

  • Hệ thập phân (Decimal)
  • Hệ nhị phân (Binary)
  • Hệ bát phân (Octal)
  • Hệ thập lục phân (Hexadecimal)

Như đã nói ở trên thì Hex “nằm giữa” Dec và Bin. Dec dễ sử dụng hơn với con người; còn máy tính thì chỉ hiểu Bin. Hex thì thân thiện với con người hơn Bin. Đọc, viết và sử dụng Hex trong tính toán thì tiện hơn so với Bin. Nhưng vẫn không bằng sử dụng Dec.

Tuy Dec dễ sử dụng nhưng để chuyển đổi Bin -> Dec thì không tiện như chuyển đổi từ Bin -> Hex. Việc dễ dàng chuyển đổi Bin <==> Hex là ưu điểm đầu tiên khiến Hex được sử dụng nhiều.

Vì 2^4 = 16 nên mỗi 4 bit đều có thể được biểu diễn bằng 1 ký tự Hex. 1 byte được biểu diễn bằng 2 ký tự Hex. Điều này là cố định, trong khi với Dec thì không như vậy.

Ưu điểm thứ hai là chúng ta có thể biểu diễn 1 số nguyên lớn dưới dạng Hex với số lượng ký tự cần sử dụng là rất ít. Không gian (số lượng ký tự) cần sử dụng để biểu diễn giá trị dưới dạng Hex ít hơn 4 lần so với khi biểu diễn dưới dạng Bin. Con số này ít hơn khi đem Hex so sánh với Dec. Nhưng vẫn là một ưu điểm mà Hex vượt trội hơn so với Dec và Bin.

  • Dec: 10, 100, 1000, ….
  • Bin: 2, 8, 16, 32, 64, 128, 256, ….
  • Hex: 16, 256, ….

=> Các hệ cơ số thuộc tập hợp sau là thích hợp để biểu diễn thay thế cho Bin.

Lời kết

Hệ đếm thập lục phân là một phát minh quan trọng của loài người đối với nền khoa học máy tính hiện đại. Nó cũng là một công cụ quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là một hệ đếm linh hoạt bởi chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi nó sang hệ bát phân hoặc nhị phân một cách dễ dàng. Hy vọng bài viết này đã giúp quý bạn đọc giải đáp được câu hỏi ai đã phát minh ra hệ đếm thập lục phân – một phát minh kỳ diệu của ngành khoa học máy tính.

Xem thêm

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *