Chúng ta đều biết rằng loài người không hề tự xuất hiện trên thế giới này. Quá trình tiến hóa của loài người là một quá trình kéo dài đến hàng thiên niên kỷ và vô cùng phức tạp. Vậy liệu bạn có biết ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới? Tổ tiên của loài người là ai? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu bí ẩn đó trong bài viết dưới đây.
Khởi nguồn của loài người
Sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã xuất hiện từ hơn 3,5 tỷ năm trước. Chúng là những vi sinh vật vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức không thể nhìn được bằng mắt thường. Vào thời điểm đó, các lục địa vẫn đang trong quá trình hình thành. Chưa có khí oxi tồn tại trong không khí. Các sự sống này trải qua quá trình tiến hóa, liên tục biến đổi thành nhiều dạng khác nhau. Trong khoảng 1 tỷ năm trước đây, sự sống không khác gì một lớp bùn nhầy bao phủ bề mặt trái đất. Trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, những sự sống đầu tiên trên thế giới này dần sinh ra chúng ta – loài người.
Đôi nét về Homo Sapiens – loài người hiện đại
Tông Người đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ hàng triệu năm trước và trải qua quá trình tiến hóa rất dài. Có thể bạn chưa biết nhưng ngoài chúng ta, đã có những chủng người khác cùng nằm trong tông Người và tồn tại cách đây hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Homo sapiens là loài duy nhất thuộc tông Người còn sống đến ngày nay. Bộ xương có niên đại cổ nhất thuộc loài Homo sapiens. Có niên đại 300.000 năm và được tìm thấy tại Morocco.
Tại thời điểm cách đây 300.000 năm, người “hiện đại” vẫn còn chung sống với những chủng người khác là người Neanderthal và người Denisovan. Dựa trên những dấu tích còn sót lại. Người Neanderthal có những đặc điểm khá giống với Homo sapiens. Nhưng tại sao chỉ có chúng ta còn sống đến ngày nay? Các bằng chứng khảo cổ đã chứng minh rằng bộ não của chúng ta là thứ khiến chúng ta sống sót đến bây giờ. Người ta cho rằng Homo sapiens là loài duy nhất có tư duy sáng tạo, tư duy nghệ thuật và tư duy ngôn ngữ.
Vậy ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới?
Một số bằng chứng khoa học được tìm thấy đã chỉ ra rằng người sinh ra đầu tiên trên thế giới chính là Australopithecus afarensis. Loài Australopithecus afarensis có ngoại hình rất khác so với chúng ta. Tuy nhiên họ cũng đứng thẳng và biết sử dụng công cụ lao động bằng đá. Bằng chứng khảo cổ học rõ nhất của nhận định này chính là bộ xương hóa thạch mang tên Lucy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ hóa thạch này và phác họa lại chân dung của Lucy lúc còn sống cách đây khoảng 3,18 triệu năm. Lucy có chiều cao tương đương với chúng ta ngày nay. Trên người có lông bao phủ và đã là người trưởng thành khi chết đi.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đi ngược lại những kết luận trên bởi có một số điều chưa được làm rõ. Người ta tìm thấy hoá thạch của Lucy tại châu Phi và đây là bộ xương có rất nhiều bộ phận chi tiết. So với những bộ xương có cùng niên đại mà người ta tìm được thì bộ xương Lucy. Đem lại cái nhìn rõ nét nhất về ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, vì bộ xương còn thiếu nhiều bộ phận nên rất khó để kết luận chắc chắn rằng người Australopithecus afarensis chính là tổ tiên của chúng ta – loài Homo sapiens hiện đại.
Lời kết
Việc tìm ra ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới vẫn chưa có được câu trả lời hoàn chỉnh. Chúng ta chỉ thu thập được một ít bằng chứng khảo cổ. Vì thế mẫu vật phục vụ cho việc nghiên cứu là chưa đủ. Vì vậy, mỗi khi một dấu tích về loài người xuất hiện, chúng ta lại vô cùng mong mỏi có được câu trả lời. Mỗi dấu vết hóa thạch chính là một mảnh ghép của bức tranh cây phả hệ của loài người. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của quý bạn đọc về người đầu tiên xuất hiện trên thế giới này. Và đôi nét tổng quan về loài người hiện đại chúng ta. Hãy ghé thăm website của chúng tôi để khám phá thêm về thế giới nhé
Xem thêm:
Châu Mỹ ở đâu? Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ? Lịch sử hình thành và phát triển
Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?
Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
Sự thật về Lê Thần Tông – Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây