Điểm chuẩn năm 2024 của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) mới nhất

điểm chuẩn Học viện Chính sách và phát triển

Điểm chuẩn Học viện Chính sách và Phát triển (APD) là bao nhiêu? Năm nay mức điểm chuẩn của trường có tăng không? Những đối tượng nào được ưu tiên cộng điểm? Hãy cùng Reviewedu.net tham khảo nhé!

Thông tin chung

  • Tên trường: Học viện Chính sách và phát triển
  • Tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development (APD)
  • Địa chỉ: Khu đô thị Nam An Khánh – An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Website: http://www.apd.edu.vn/
  • Mã trường: HCP
  • Facebook: https://www.facebook.com/HocvienCSPT
  • Emai: hocviencspt@apd.edu.vn
  • Số điện thoại liên hệ: (024) 3747 3186 – (024) 3747 5217

Lịch sử hình thành

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008. Đây là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, Học viện còn là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý. Nơi đây định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng.

Cơ sở vật chất

Có sở vật chất tại trường được trang bị đầy đủ và hiện đại. Hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và những thiết bị khác sẽ đảm bảo chất lượng, nhu cầu học tập, nghiên cứu của cả giảng viên và sinh viên.

Hệ thống thư viện và phòng học hiện đại, các đầu sách, báo, tạp chí đa dạng là nguồn tư liệu cần thiết cho mỗi hoạt động nghiên cứu, học tập của sinh viên.

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển mới nhất
Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển mới nhất

Dự kiến điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) năm 2024 – 2025

Dựa vào mức tăng điểm chuẩn trong những năm gần đây. Dự kiến trong năm học 2024 – 2025, mức điểm chuẩn đầu vào của Học viện Chính sách và Phát triển sẽ tăng từ 0.5 đến 1 điểm tùy vào từng ngành nghề đào tạo so với năm học cũ.

Các bạn hãy thường xuyên cập nhật tình hình điểm chuẩn của Trường tại đây để tham khảo những thông tin mới nhất nhé!

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) năm 2023 – 2024

Điểm chuẩn Học viện Chính sách và Phát triển 2023 đã được công bố vào ngày 22/8.

STT

Tên ngành/chương trình Mã ngành Điểm trúng tuyển
Điểm thi TN THPT Điểm học tập THPT

Điểm thi ĐGNL

1 Luật Kinh tế 7380107 25.50 26.50 18.05
2 Kinh tế 7310101 24.40 17.5
3 Tài chính – Ngân hàng 7340201 24.85 27.21 17.5
4 Chương trình Tài chính 7340201_CLC 23.50 17.3
5 Quản lý nhà nước 7310205 23.50 17.1
6 Kinh tế quốc tế 7310106 24.80 18.05
7 Chương trình Kinh tế đối ngoại 7310106_CLC 23.50
8 Quản trị kinh doanh 7340101 24.39 18.5
9 Kinh tế phát triển 7310105 24.50 17.5
10 Kế toán 7340301 25.20 27.24 18.1
11 Kinh tế số 7310109 24.90 27.17 18.05
12 Ngôn ngữ Anh 7220201 32.30 34.50 18.05

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) năm 2022 – 2023

Điểm chuẩn Học viện Chính sách và Phát triển 2022 được công bố cụ thể như sau:

STT

Tên ngành/chương trình Mã ngành Điểm trúng tuyển
Điểm thi TN THPT Điểm học tập THPT

Điểm thi ĐGNL

1 Luật Kinh tế 7380107 27 27 18.25
2 Kinh tế 7310101 24.2 27.5 18
3 Tài chính – Ngân hàng 7340201 24.5 26.5 17.56
4 Quản lý nhà nước 7310205 24.2 27.5 17.05
5 Kinh tế quốc tế 7310106 24.7 27.5 18.5
6 Quản trị kinh doanh 7340101 24.5 26.52 18.5
7 Kinh tế phát triển 7310105 24.45 27.52 17.05
8 Kế toán 7340301 25 27 18.15
9 Kinh tế số 7310109 24.6 26.5 17.05
10 Ngôn ngữ Anh 7220201 30.8 36.04 17.05

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) năm 2021 – 2022

Đối với Học viện Chính sách và Phát triển, mức điểm dao động từ 24 đến 26 điểm. Tất cả các ngành của Học viện đều có mức điểm chuẩn tăng từ 2- 5 điểm so với năm 2020. Cụ thể như sau:

Tên ngành

Mã Ngành Điểm trúng tuyển
Điểm thi TNTHPT

Điểm xét học bạ

Kinh tế 7310101 24.95 24.9
Kinh tế phát triển 7310105 24.85 24
Kinh tế quốc tế 7310106 25.6 25.5
Kinh tế số 7310112 24.65 23.4
Quản lý nhà nước 7310205 24 21.9
Quản trị kinh doanh 7340101 25.25 25.5
Tài chính – Ngân hàng 7340201 25.35 24.9
Kế toán 7340301 25.05 25.2
Luật Kinh tế 7380107 26 24.6

Quy chế cộng điểm ưu tiên của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) như thế nào?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhóm đối tượng ưu tiên trong xét tuyển Đại học được phân chia cụ thể như sau:

Nhóm ưu tiên 1 (UT1)

Điểm cộng: 2 điểm

Đối tượng: 

Đối tượng 01:

  • Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 của Quy chế. 
  • Cụ thể: Khu vực 1 (theo điểm c khoản 4 Điều 7 của Quy chế) gồm các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng 02

Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen;

Đối tượng 03:

  • Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;

Đối tượng 04:

  • Thân nhân liệt sĩ;
  • Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
  • Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
  • Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; 
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Nhóm ưu tiên 2 (UT2) 

Điểm cộng: 1 điểm

Đối tượng:

Đối tượng 05: 

  • Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng không ở Khu vực 1;
  • Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;

Đối tượng 06:

  • Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;
  • Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

Đối tượng 07:

  • Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ GDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
  • Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
  • Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm;
  • Trung cấp dược, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào nhóm ngành sức khỏe.

LƯU Ý: Người thuộc nhiều diện ưu tiên theo đối tượng sẽ được hưởng theo một diện ưu tiên cao nhất.

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển là bao nhiêu
Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển là bao nhiêu

Cộng điểm ưu tiên theo từng khu vực

  • Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểm
  • KV1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểm
  • KV2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
  • Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm
  • KV2-NT gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
  • Khu vực 3 (KV3): Không được cộng điểm ưu tiên

KV3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Cách tính điểm của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) như thế nào?

Phương thức 1 (HCP01)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và thành tích đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trở lên.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trở lên

Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm quy đổi giải thưởng) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi giải thưởng:

STT

Giải thi Học sinh giỏi

Mức điểm quy đổi

1 Từ giải Ba cấp Quốc gia trở lên 10,0
2 Giải Nhất cấp Tỉnh/Thành phố  9,5
3 Giải Nhì cấp Tỉnh/Thành phố 9,0
4 Giải Ba cấp Tỉnh/Thành phố 8,5

Phương thức 2 (HCP02)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): chứng chỉ SAT đạt từ 1000 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ACT đạt từ 25 điểm trở lên hoặc chứng chỉ A-Level đạt từ 70 điểm trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

  • ĐXT = (Điểm SAT × 30)/1600 + điểm ưu tiên (nếu có) 
  • ĐXT = (Điểm ACT × 30)/36 + điểm ưu tiên (nếu có)
  • ĐXT = (Điểm A-Level quy đổi × 3) + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ A – Level:

Chứng chỉ

Mức điểm chứng chỉ

Mức điểm quy đổi

  A+ 97 – 100 10,0
A 93 – 96 10,0
A- 90 – 92 9,5
  B+ 87 – 89 9,2
B 83 – 86 9,0
B- 80 – 82 8,7
  C+ 77 – 79 8,5
C 73 – 76 8,2
C- 70 – 72 8,0

Phương thức 3 (HCP03)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm quy đổi CCTAQT) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế:

Điểm chứng chỉ

Điểm quy đổi
IELTS Academic TOEFL iBT TOEFL ITP TOEIC

CAMBRIDGE

5,0 50 463 550 151 8,5
5,5 61 500 600 160 9,0
6,0 66 513 650 170 9,5
6,5 79 550 750 179 10,0
7,0 83 583 800 185 10,0
7,5 105 625 850 190 10,0
8,0 110 645 875 195 10,0

Phương thức 4 (HCPDGNL)

Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐGNL)

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 đạt từ 75 điểm trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm ĐGNL × 30)/150 + điểm ưu tiên (nếu có)

Phương thức 5 (HCPDGTD)

Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐGTD)

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đạt từ 60 điểm trở lên.

Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm ĐGTD × 30)/100+ điểm ưu tiên (nếu có)

Phương thức 6 (HCP06)

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 2 học kì lớp 11 và học kì 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau:

  • Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 +Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/3
  • Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 2 +Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2)/3
  • Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 3 +Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3)/3

Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

Phương thức 7 (HCP07)

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 12

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên

Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau:

  • Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 1)/2
  • Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 2)/2
  • Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 3)/2

Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

Phương thức 8 (HCP08)

Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

  • Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi/môn thi (thang 10) + Điểm ưu tiên (nếu có)
  • Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành (Danh sách thí sinh trúng tuyển được xếp theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu).

Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

Kết Luận

Qua bài viết trên, có thể thấy điểm thi đầu vào của Học viện Chính sách và Phát triển không quá cao cũng không quá thấp, vì thế mà trường hằng năm có số lượng lớn sinh viên muốn đầu quân vào. Mong rằng bài viết trên của Reviewedu.net sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được ngành nghề phù hợp mà mình muốn theo đuổi. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Học phí của Học viện Chính sách và Phát triển (APD) là bao nhiêu?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *