Ngành Kinh tế số là gì? Thi khối gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

ngành kinh tế số

Kinh tế số đang trở thành một xu hướng tất yếu trong xã hội, đặc biệt là với các bạn trẻ trong các mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, một số sĩ tử vẫn còn băn khoăn về nội dung của ngành học này và điểm chuẩn cần đạt để vào ngành kinh tế. Bài viết dưới đây của ReviewEdu sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Ngành Kinh tế số là gì?

Ngành Kinh tế số (hay còn gọi là Digital Economics) có mã ngành: 731010. Được xem là lĩnh vực học liên quan đến việc sử dụng và khai thác công nghệ số trong các hoạt động kinh tế, bao gồm quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ và quản lý tài chính. 

Đây còn là ngành nghiên cứu về cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh tế thông minh. Kinh tế số đang phát triển rất nhanh và đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, sản xuất và dịch vụ.

Ngành Kinh tế số học khối gì?

Để xét tuyển ngành Kinh tế số, các bạn có thể tham khảo các khối thi sau:

Khối thi Môn thi
A00 Toán, Vật Lý, Hoá Học
A01 Toán, Vật Lý, Anh Văn
C00 Ngữ Văn, LỊch Sử, Địa Lý
C01 Toán, Vật lý, Ngữ văn
C14 Toán, Văn, GDCD
D01 Toán, Ngữ Văn, Anh Văn
D07  Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Trường nào đào tạo ngành Kinh tế số?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh tế số là bao nhiêu?

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh tế số dao động từ 16 tới 28 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Chính vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học. 

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kinh tế số hay không?

Để thành công trong việc học ngành Kinh tế số, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:

  • Đam mê lĩnh vực kinh doanh và sự nhạy bén trong lĩnh vực này.
  • Tư duy logic để có thể xử lý các vấn đề kinh tế phức tạp và phân tích dữ liệu.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, kèm khả năng thuyết phục và đàm phán để có thể truyền đạt ý tưởng và giải thích các giải pháp kinh tế cho các đối tác và khách hàng.
  • Tính năng động và sự tự tin để đương đầu với các thách thức và khó khăn trong công việc.
  • Tinh thần không ngừng học hỏi để cập nhật và tiếp thu các kiến thức mới nhất về kinh tế số.
  • Khả năng chịu áp lực tốt để hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh tế đầy thay đổi và cạnh tranh.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Các cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế số rất hấp dẫn. Họ có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, tài chính số và kinh doanh số. Các công việc này bao gồm:

  • Làm việc trong các doanh nghiệp số và triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.
  • Trở thành các chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành, các ngân hàng và các công ty tài chính.
  • Tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu.
  • Quản lý thương mại, hệ thống kinh doanh trực tuyến và kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất và tập đoàn kinh tế.
  • Quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số.
  • Quản trị website cho các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, sở ban ngành có lĩnh vực hoạt động về chuyển đổi số, kinh tế số và thương mại điện tử.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, học viện và trung tâm có đào tạo kinh tế số, tài chính số và kinh doanh số.

Mức lương của ngành Kinh tế số là bao nhiêu? 

Mức lương trong ngành Kinh tế số khá cao, với sinh viên mới tốt nghiệp có thể nhận được mức lương từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, mức lương có thể cao hơn tùy vào năng lực; vị trí và kinh nghiệm làm việc. Sinh viên có thể đạt mức lương từ 30 đến 50 triệu đồng/tháng.

Khi theo đuổi ngành Kinh tế số, sinh viên sẽ được học các kiến thức về công nghệ số và kinh tế. Kiến thức công nghệ số sẽ bao gồm các kiến thức về công nghệ thông tin được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Bao gồm các công nghệ dẫn đầu xu thế thời đại số như AI, IoT, BigData, Blockchain. Để áp dụng giải quyết các yêu cầu công việc trong kinh tế, quản trị, và quản lý. Kiến thức kinh tế sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, và thương mại điện tử. Ngoài ra, ngành học cũng phát triển kiến thức nền tảng về doanh nghiệp thông qua sự chuyển đổi kỹ thuật số; học hỏi các mô hình kinh doanh mới cùng các nguyên tắc kinh tế, kinh doanh sẵn có. 

Sinh viên cũng sẽ được trang bị kỹ năng khai thác tiềm năng của nền tảng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất kinh doanh, cũng như năng lực quản lý và lãnh đạo. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng về đổi mới sáng tạo, kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn, kỹ năng giao tiếp, phân tích, chuyển tải thông tin, kỹ năng thích ứng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, cùng với các kỹ năng mềm khác.

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về ngành Kinh tế số. ReviewEdu hy vọng các thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về ngành Kinh tế số, giúp cho các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *