Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là gì? Thi khối gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Sư phạm Lịch sử Địa lý

 Với bề dày lịch sử phát triển đi kèm với Địa lý theo năm tháng thì Ngành sư phạm Lịch sử – Địa lý là hai môn học được quan tâm. Vì vậy việc đào tạo và bổ sung nguồn đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lý là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hôm nay hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu về ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý nhé!

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là gì?

Ngành Lịch sử và Địa lý (Mã ngành: 7140249) là ngành học đào tạo ra nguồn nhân lực cử nhân có kiến thức về lịch sử, địa lý và chuyên môn về sư phạm để tham gia giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý tại các trường THPT, đại học, các cơ sở giáo dục.

Sư phạm Lịch sử – Địa lý là ngành học đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở có kiến thức lí thuyết và thực tiễn về ngành Lịch sử và Địa lí, phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học môn Lịch sử và Địa lý bậc THCS; có tư duy phản biện, phê phán và đề xuất được các giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử và Địa lý bậc THCS.

Người học ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Dẫn luận ngôn ngữ học, Lịch sử văn minh thế giới, Địa lý kinh tế – xã hội, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Bản đồ, Địa lí tự nhiên Việt Nam và thế giới, Biển và hải đảo Việt Nam, Các cuộc phát kiến địa lí, Các tôn giáo trên thế giới, Địa lý du lịch, Địa phương học, Phương pháp dạy học liên môn, Thực hành dạy học liên môn, Nghiệp vụ sư phạm…

Các khối thi vào ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là gì?

Để đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý năm 2022 của các trường đại học với mức điểm thấp nhất là 19 và cao nhất là 24.75.

Tên trường

Điểm chuẩn 2022

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 24.75
Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN 28
Trường Đại học Hoa Lư 24.5
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 23.25
Trường Đại học Sư phạm Huế 19
Trường Đại học Quảng Bình
Trường Đại học Quy Nhơn 19
Trường Đại học Phú Yên
Trường Đại học Sư phạm TP HCM 25
Trường Đại học Sài Gòn 24.75
Trường Đại học Đồng Tháp 19

Dự kiến mức điểm chuẩn năm 2023 – 2024 sẽ tăng từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước.

Trường nào đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý?

Dưới đây là danh sách tổng hợp tất cả các trường đào tạo ngành Lịch sử – Địa lý trên cả nước:

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý hay không?

Để xem xét bản thân liệu có phù hợp với ngành sư Phạm thì sẽ phải thành thạo các phần mềm hệ thống thông tin địa lý, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công việc. Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy môn Địa lý. 

Bên cạnh đó có các kỹ năng như: Nắm bắt tâm lý học sinh để giải quyết hợp lý, có thể chia sẻ, tư vấn cho đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Về nghiệp vụ thì có thể thu hút sự chú ý của người học và truyền đạt tốt kiến thức, đảm bảo người học tiếp thu đầy đủ thông tin.

Cơ hội việc làm ra sao? Sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không?

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là ngành học sư phạm mới trong hệ thống các ngành đào tạo bậc đại học ở nước ta. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý có nhiều cơ hội làm việc tại các cơ sở giáo dục khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông trên toàn quốc.

 Dưới đây là một số công việc mà sinh viên có thể tham khảo sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý:

  • Giảng dạy môn khoa học xã hội cấp Tiểu học và môn Lịch sử – Địa lí cấp THCS; dạy Lịch sử hay Địa lí cấp THPT (sau khi học bổ túc một số chuyên đề).
  • Làm việc trong các lĩnh vực xã hội nhân văn, hoặc môi trường, địa chất tại các cơ quan, đoàn thể.
  • Giảng dạy các ngành học có liên quan đến lịch sử và địa lý tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
  • Nghiên cứu và phát triển môn học Lịch sử – Địa lý tại các viện nghiên cứu.

Mức lương ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý như thế nào? 

Đối với những bạn cử nhân tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì lương sẽ được tính theo quy định trong thông tư của bộ. 

Trường hợp giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương cho tân cử nhân thường từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đây chỉ là mức khởi đầu, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn theo mức tích lũy kinh nghiệm.

Kết luận 

Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý đây cũng là là ngành học hấp dẫn, thực tế và hứa hẹn một tương lai rộng mở cho người học. Qua bài viết chia sẻ trên chắc hẳn thấy tiềm năng và những triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn đối với ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn xem xét cân nhắc ngành học phù hợp với bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *