Ngành bảo tàng học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Bảo tàng học

Rất dễ dàng để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Các cổ vật có giá trị, ý nghĩa lịch sử sẽ được đặt ở đâu? Đó chính là trong viện bảo tàng. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết rằng để có thể làm việc một cách thành thạo và chuyên nghiệp, các chuyên viên trong bảo tàng cũng phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc và chăm chỉ như những ngành khác. Bài viết sau đây xin phép chia sẻ một số thông tin liên quan đến ngành bảo tàng học.

Ngành bảo tàng học là gì?

Ngành Bảo tàng học (tiếng Anh: Museology) là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên theo học để có thể quản lý, thực hiện. tổ chức các hoạt động tại bảo tàng, các loại di sản văn hóa của nhân loại và khu di tích lịch sử văn hóa.

Ngành Bảo tàng học
Ngành Bảo tàng học là gì?

Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được nắm vững những kiến thức nền tảng về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng những thông tin, kiến thức về Bảo tàng học và di sản văn hoá. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc rèn luyện những kỹ năng thực thông qua một số hoạt động như: kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản, sưu tầm, trưng bày hiện vật và tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành bảo tàng học là gì?

Có tất cả 06 tổ hợp xét tuyển đối với ngành bảo tàng học. Cụ thể:

Điểm chuẩn ngành bảo tàng học là bao nhiêu?

Theo thông tin ghi nhận, năm 2020, mức điểm chuẩn đối với ngành học này nằm trong ngưỡng từ 15 – 16 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường.

Các trường nào đào tạo ngành bảo tàng học?

Nước ta hiện chưa có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Chỉ có duy nhất 02 trường đại học ở 2 khu vực. Cụ thể:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

Như vậy, ở mỗi đầu Bắc – Nam đều có một cơ sở đào tạo chuyên ngành này, các bạn thí sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về trường để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nơi mình sinh sống.

Liệu bạn có phù hợp với ngành bảo tàng học?

Để biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chí dưới đây:

Ngành Bảo tàng học
Liệu đây có phải là ngành học dành cho bạn?
  • Khả năng tư duy, sáng tạo
  • Có kiến thức về vấn đề khoa học
  • Đam mê lịch sử – văn hóa
  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại
  • Am hiểu chính xác về môn lịch sử, mỹ thuật, văn hóa – địa lý
  • Khả năng phản ứng nhanh nhẹn trong các trường hợp khẩn cấp
  • Khả năng xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt
  • Khiếu về thẩm mỹ, trưng bày
  • Khả năng chụp ảnh, quay video
  • Sức khỏe đảm bảo, đạt yêu cầu ngành
  • Chịu được áp lực, môi trường làm việc
  • Tự lập trong học tập, công việc

Học ngành bảo tàng học cần học giỏi môn gì?

Đối với ngành bảo tàng học, sinh viên cần tự mình trau dồi ít nhất 03 môn là Lịch sử, Địa lý và tiếng Anh. Cụ thể:

  • Lịch sử: Hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt các bối cảnh lịch sử, nguyên nhân hình thành hay ý nghĩa của những cổ vật trong bảo tàng. Do đó, môn học này là một môn học rất quan trọng khi theo đuổi ngành này.
  • Địa lý: Có khả năng về môn địa lý sẽ là một điểm cộng lớn cho các sinh viên theo học. Vì địa lý gắn liền với sự phân bố của loài người, bộ tộc trên trái đất này cùng các đồ vật khác.
  • Tiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển khả năng tự học, khả năng thuyết trình trong lúc làm việc, học tập.

Cơ hội việc làm dành cho ngành bảo tàng học như thế nào?

Sinh viên chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí làm việc như sau:

Ngành Bảo tàng học
Cơ hội việc làm của sinh viên trong lĩnh vực này như thế nào?
  • Công tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật.
  • Quản lý bảo tàng: Tại bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.
  • Công tác kiểm kê: bảo quản hiện vật, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, khoa học của chúng.
  • Bảo quản, phục chế hiện vật: giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật ở bảo tàng.
  • Trưng bày: trưng bày hiện vật theo một hệ thống chủ đề để làm toát lên ý tưởng, thông điệp mà bảo tàng muốn truyền đạt.
  • Công tác giáo dục: hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa.
  • Giảng dạy: Tại trường cao đẳng, đại học, THPT, THCS trên cả nước.

Mức lương dành cho người làm ngành bảo tàng học là bao nhiêu?

Hiện tại chưa có thống kê báo cáo cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của những nhân viên, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có một điểm chung là các cử nhân làm việc trong ngành này cũng sẽ nhận được mức phúc lợi, ưu đãi giống như các nhân viên ở ngành nghề khác. Bao gồm:

  • Lương cứng
  • Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
  • Lương tháng thứ 13
  • Phụ cấp ăn trưa
  • Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12 – 24 ngày)
  • Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
  • Phụ cấp đi lại, xăng xe

Kết luận

Mặc dù ngành bảo tàng học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, khai thác và bảo tồn các cổ vật có ý nghĩa về nhiều mặt. Sinh viên ngành bảo tàng học được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết đa dạng các vấn đề liên quan trong công việc cũng như trong thời gian học tập, đào tạo. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực bảo tàng và các công tác nghiên cứu, góp phần xây dựng và phát triển sự đa dạng của cổ vật nước nhà.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *