Khối D70 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối D70

Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là D70. 

Khối D70 là gì? Gồm những môn nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng từ các khối thi cơ bản ra thành nhiều tổ hợp xét tuyển THPTQG. Khối thi D70 được mở rộng từ khối D cơ bản để cho các thí sinh có thế mạnh về các môn khoa học xã hội và yêu thích tiếng Pháp có thể đăng ký. Khối D70 bao gồm 3 môn: 

  • Ngữ văn
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng Pháp

Khối D70 xét tuyển các ngành sau: 

Ngành

Mã ngành

Chính trị học 7310201
Luật 7380109

Những trường đại học khối D70:

Bí kíp ôn thi khối D70 đạt điểm cao

Đối với môn Ngữ văn

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.

Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Đối với môn Giáo dục công dân

Thứ nhất, nắm vững kiến thức SGK

  • Việc nắm vững kiến thức trong SGK giúp các em dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong SGK, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các em hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản. Ở trên lớp các em chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.

Thứ hai, học – hiểu

  • Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các em chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các em sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt.

Thứ ba, vận dụng linh hoạt trong xử lý tình huống

  • Có thể nói, học luật là để HS hiểu và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được GV lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các em nên chú ý các ví dụ này để biết được GV đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào.

Đối với môn Tiếng Pháp

Nắm chắc ngữ pháp

  • Ngữ pháp tiếng Pháp được liên kết rất chặt chẽ nên nếu hổng bất kỳ kiến thức nào trong ngữ pháp cũng sẽ khiến bạn nói hoặc viết ko tự tin.

Học càng nhiều từ mới càng tốt

  • Bạn nên nắm vững các từ vựng cơ bản học thường ngày, hay làm trong các bài kiểm tra. Sau đó có thể nâng cao học từ vựng theo các chủ đề

Ôn và sưu tập theo đề thi

  • Luyện thi theo bộ đề sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi tạo thói quen đọc và làm đề.

Đọc các bài báo, văn ngắn tiếng Pháp

  • Việc luyện đọc nhiều sẽ giúp các bạn làm quen với việc đọc, nắm được từ khóa quan trọng giúp việc làm bài nhanh hơn. 

Học khối D70 có dễ xin việc không?

Đối với ngành Luật 

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở cho các bạn trẻ sau khi ra trường. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí cụ thể như sau:

  • Chuyên viên pháp lý tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các cơ quan tòa án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu các hồ sơ vụ án, đề xuất với lãnh đạo xem xét các bản án…
  • Thư ký tòa án: giúp đỡ các xử lý các công việc của thẩm phán
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
  • Luật sư làm việc tại các công ty Luật

Đối với ngành Chính trị học

Các nhà chính trị học có thể tham khảo một số cơ hội, vị trí việc làm như sau:

  • Chuyên viên: tư vấn, tham mưu trong cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
  • Chuyên viên: tham mưu, tư vấn trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, tổ chức kinh tế – xã hội
  • Nghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị
  • Phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương
  • Giảng viên: nghiên cứu, giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, trường đại học, cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề…

Review khối D70

Với những chia sẻ trên đây về khối D70, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *